Phần lớn các học viên Pháp Luân Công ban đầu biết đến tờ New York Times thông qua trang web Minghui.org.
Ngay từ ngày 25 tháng 4 năm 1999, vụ bắt giữ trái phép các học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân, dẫn đến cuộc thỉnh nguyện của hàng vạn người tại Bắc Kinh, Tờ New York Times đã nhanh chóng đưa tin chân thực về tình huống các học viên Pháp Luân Công chờ đợi trong yên lặng bên ngoài tường Trung Nam Hải. Bài báo cho biết: “Không giống như các cuộc biểu tình của sinh viên cách đây một thập kỷ, ồn ào diễu hành qua các đường phố Bắc Kinh với cờ hoa sặc sỡ và khẩu hiệu kích động, những người biểu tình hôm Chủ Nhật không tìm cách thu hút sự chú ý hoặc lôi kéo sự chú ý của bất kỳ ai, cho đến khi hàng nghìn học viên đột nhiên ngồi im lặng tại địa điểm chính trị nhạy cảm nhất của quốc gia này.” Tờ New York Times có thể không biết về Pháp Luân Công vào thời điểm đó, nhưng bài báo có thật này đã xác nhận rằng báo cáo sau đó của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rằng “Pháp Luân Công bao vây Trung Nam Hải” là một lời dối trá. Sự thật và sự giả dối đã được bày ra rõ ràng như vậy.
Vào ngày 7 tháng 10 năm 1999, tờ New York Times đã đưa tin về buổi họp báo công bố sự thật về Pháp Luân Công, được tổ chức tại Câu lạc bộ Nhà báo Liên Hợp Quốc. Được biết, các học viên Pháp Luân Công tham gia buổi họp báo theo lời mời của ông Vidovic, Chủ tịch Hiệp hội Nhà báo Thường trú tại Liên Hợp Quốc. Ông Vidovic cho biết, người phát ngôn của phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã yêu cầu hiệp hội trì hoãn hoặc hủy bỏ cuộc họp báo này, nhưng yêu cầu đó đã bị từ chối. Bởi lẽ, kể từ khi thành lập vào năm 1948, Hiệp hội này luôn tuân thủ nguyên tắc “tự do ngôn luận”. Hành động chính nghĩa này là điều mà ĐCSTQ lo sợ nhất. Ở Trung Quốc đại lục, nơi ĐCSTQ đang tiến hành một chiến dịch bôi nhọ toàn diện đối với Pháp Luân Công, người dân chỉ có thể nghe những lời bịa đặt một chiều từ Chính quyền. Do đó, việc phá vỡ sự kiểm duyệt của ĐCSTQ và kịp thời truyền tải sự thật là vô cùng quan trọng đối với quyền được biết của công chúng cũng như quyền con người của các học viên Pháp Luân Công.
Ngày 21 tháng 1 năm 2000, tờ New York Times đã có một bài báo tổng hợp về việc hơn 50 học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại Bệnh viện Tâm thần Chu Khẩu Điếm. Bài báo viết: “Họ không phải là bệnh nhân, họ đến đây để được cải tạo,” một phát ngôn viên của đồn cảnh sát gần bệnh viện, tên là Dương Dương (phiên âm), nói với phóng viên AFP (AFP là hãng thông tấn lớn thứ ba trên thế giới, đứng sau AP và Reuters, đồng thời là nguồn tin tiếng Pháp lớn nhất thế giới,. Agence France-Presse) vào hôm ấy. Bài báo này của tờ New York Times đã vạch trần ý đồ thâm hiểm của ĐCSTQ trong việc sử dụng bệnh viện tâm thần để đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Vào năm 2001, tờ New York Times cũng trích dẫn một báo cáo điều tra mới công bố, cho biết Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp chính trị để đưa các học viên Pháp Luân Công và những người bất đồng chính kiến vào bệnh viện tâm thần nhằm trấn áp họ. Những vụ việc tương tự đang gia tăng nhanh chóng, thu hút sự chú ý và lên án từ các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế.
Vào tháng 2 năm 2000, tờ New York Times cũng đưa tin rằng “Báo cáo nhân quyền toàn cầu năm 1999 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tập trung vào việc chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc”. Ngày 6 tháng 3 năm 2000, tờ New York Times tiếp tục đưa tin từ Liên Hợp Quốc: Sau khi Chính quyền Clinton quyết định lên án hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc tại Hội nghị Nhân quyền Liên Hợp Quốc ở Geneva, Trung Quốc đã cố gắng sử dụng chiến thuật ngoại giao và các biện pháp quen thuộc nhằm tránh bị chỉ trích.
Ngày 21 tháng 9 năm 2005, tờ New York Times đã công bố một báo cáo về sự bất công trong Tư pháp ở Trung Quốc. Những trường hợp được đề cập trong bài phản ánh một khía cạnh về sự tồn tại rộng rãi của tình trạng tra tấn ép cung và coi thường mạng sống con người ở Trung Quốc. Bài báo nhấn mạnh rằng Luật pháp không mang lại sự bảo vệ quyền lợi thực sự cho người dân. Ngược lại, Luật pháp đã trở thành nguồn khủng bố đối với người dân thường.
Cho đến nay, tờ New York Times đã có 7 năm liên tiếp đăng tải các bài viết tích cực về Pháp Luân Công, cung cấp cho Quốc hội Hoa Kỳ những báo cáo về việc Chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công và vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của các học viên. Đồng thời, tờ báo cũng cung cấp cho thế giới những thông tin chân thực về việc những người Trung Quốc theo đuổi đức tin “Chân-Thiện-Nhẫn” bị đàn áp tàn bạo, khiến Chính quyền Trung Quốc vừa căm ghét vừa bất lực.
Năm 2006, một nhóm học viên Pháp Luân Công có tài năng nghệ thuật tại Hoa Kỳ đã thành lập Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun tại New York, với mục đích là khôi phục nền Văn hóa Thần truyền 5.000 năm của Trung Hoa thông qua nghệ thuật thuần khiết, thuần thiện. Những buổi biểu diễn thường kỳ của Shen Yun một lần nữa lại chạm đến “dây thần kinh” của ĐCSTQ. Vì Shen Yun đặt trụ sở tại Mỹ nên ĐCSTQ không thể trực tiếp đàn áp hoặc ngăn chặn. Do đó, họ bắt đầu sử dụng thủ đoạn ngầm, mua chuộc truyền thông nước ngoài, quan chức, côn đồ và sử dụng các Lãnh sự quán Trung Quốc để quấy nhiễu. Ngoài ra, những đặc vụ của ĐCSTQ cũng tham gia vào các hành vi đe dọa bằng bạo lực, vu khống pháp lý, phá hoại xe buýt của Đoàn, và nhiều thủ đoạn hèn hạ khác nhằm gây khó khăn và cản trở các buổi biểu diễn của Shen Yun. Những hành động phạm tội ngày càng mở rộng cho thấy sự điên cuồng và bản chất tà ác của ĐCSTQ.
Năm 2008, tờ New York Times bất ngờ thay đổi giọng điệu trong các bài viết về chương trình Shen Yun của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân. Tuy nhiên, việc đưa tin một chiều và sai lệch của ĐCSTQ là không thể chấp nhận được ở Hoa Kỳ, vì người Mỹ không giống người Trung Quốc, họ không bị tường lửa ngăn chặn, có thể suy nghĩ độc lập và không dễ bị truyền thông dẫn dắt. Đặc biệt, rất nhiều người sau khi xem Shen Yun đã cảm thấy vô cùng xúc động và để lại những đánh giá tích cực. Chính vì thế, báo cáo khác thường của tờ New York Times lại càng kích thích sự quan tâm của người Mỹ đối với Shen Yun. Bác sĩ Angus đến từ New Jersey sau khi xem chương trình đã nói: “Tôi rất thích buổi biểu diễn này! Bài viết (của tờ New York Times) không đáng tin cậy. Các tiết mục ca hát, múa, biên đạo, vũ kịch đều rất tuyệt vời. Xem chương trình này là một trải nghiệm mới mẻ, tôi thấy buổi biểu diễn hay hơn rất nhiều so với những gì bài báo viết.”
Bài báo tự làm mất uy tín của chính tờ New York Times đã giúp những người có kinh nghiệm nhìn ra ảnh hưởng của ĐCSTQ, đồng thời tiết lộ mối quan hệ giao dịch ngầm giữa tờ báo này và Chính quyền Trung Quốc. Mặc dù những năm sau đó, tờ New York Times có một số bài viết tích cực về Pháp Luân Công, nhưng một khi đã bị ĐCSTQ kiểm soát, rất khó để thoát ra. Quả nhiên, vào năm 2014, tờ New York Times đã trao “sân khấu” cho gã hề tên là Trần Quang Tiêu, một doanh nhân đại lục. Doanh nhân gian manh này tuyên bố sẽ mua lại tờ New York Times và tại một cuộc họp báo ở New York, ông ta đã đào lại vụ “tự thiêu” đã xảy ra 13 năm trước để lăng mạ Pháp Luân Công. Thực chất, vụ “tự thiêu” bi thảm năm đó chính là do ĐCSTQ dàn dựng, nhằm đổ tội cho Pháp Luân Công và lừa dối người dân Trung Quốc để kích động chiến dịch tiêu diệt Pháp Luân Công.
Chỉ cần tìm hiểu một chút sẽ thấy, Pháp Luân Công dạy con người hướng thiện, trân quý sinh mệnh và nghiêm cấm tự sát, trong khi ĐCSTQ lại coi mạng sống như cỏ rác, giết hại hàng chục triệu người Trung Quốc trong thời bình mà chưa từng hối hận. Tuy nhiên, trước chiến lược mua chuộc toàn cầu của ĐCSTQ, tờ New York Times đã quay lưng với đạo đức nghề báo, bán rẻ lương tâm vì “lợi ích đặc biệt”.
Tại sao giới doanh nhân Trung Quốc lại cố gắng mua lại tờ New York Times mà không phải là một tờ báo khác? Phải chăng điều này tiết lộ rằng tờ New York Times khi đó đã có liên hệ với ĐCSTQ, khiến nó dễ dàng bị thâu tóm và trở thành công cụ tuyên truyền của ĐCSTQ?
Ngày 7 tháng 7 năm 2020, tờ New York Times lại một lần nữa trở thành cơ quan ngôn luận cho lợi ích ĐCSTQ khi đăng bài viết có tiêu đề “Phần mềm vượt tường lửa của Pháp Luân Công tìm kiếm tài trợ Liên bang gây tranh cãi”. Bài báo chỉ trích phần mềm vượt tường lửa và dẫn lời Rebecca MacKinnon, cựu Giám đốc văn phòng CNN tại Bắc Kinh: “Những người Trung Quốc yêu nước hay theo chủ nghĩa dân tộc – bao gồm cả du học sinh Trung Quốc tại Mỹ – dù có đọc được những bài chỉ trích ĐCSTQ cũng không thay đổi quan điểm của họ.” Bà ta còn nói: “Việc tài trợ một công cụ vượt tường lửa không thể lật đổ ĐCSTQ.” Những lập luận này hoàn toàn không đúng với thực tế. Nếu đúng như vậy, tại sao ĐCSTQ lại bỏ ra số tiền khổng lồ để xây dựng Tường lửa Vạn lý trường thành? Tại sao họ đầu tư lớn vào kiểm duyệt Internet và WeChat, nỗ lực xóa bỏ mọi thông tin phơi bày sự thật về Trung Quốc? Điều đó chẳng phải chứng minh rằng phần mềm vượt tường lửa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận, phá vỡ sự kiểm soát thông tin, và tạo cầu nối giúp người Trung Quốc tiếp cận thế giới tự do sao? Nhân tiện, ĐCSTQ còn chi tiền thiết lập các VPN giả, mua chuộc và kiểm soát những VPN đã có danh tiếng, nhằm duy trì hệ thống kiểm soát thông tin của nó, kiểm soát người dùng Internet tại Trung Quốc và trên thế giới, đồng thời thu thập dữ liệu cá nhân để phục vụ các cuộc chiến tranh mạng trong tương lai.
Vào cuối năm 2020, ĐCSTQ tổ chức các hội thảo của Đại hội XIX, đào tạo về truyền thông và mạng xã hội, cung cấp tư vấn về thương mại và thuế quan; đồng thời hỗ trợ các chuyến đi đến Trung Quốc cho 5 hãng truyền thông lớn, trong đó có The New York Times. Những người có hiểu biết đều nhận ra rằng, các chuyến đi do ĐCSTQ sắp xếp thực chất là một hình thức mua chuộc, với mục tiêu cốt lõi là thao túng. Dù là tiền bạc hay tình dục, chỉ cần con người có ham muốn, ĐCSTQ sẽ tìm ra cách để kiểm soát. Đến mức này, tờ New York Times sẵn sàng trở thành khách quý của ĐCSTQ. Khi đã bị lợi ích làm cho mờ mắt, họ còn đâu tâm trí để quan tâm đến nhân quyền?
Năm 2024, chỉ trong vòng chưa đầy sáu tháng, tờ New York Times đã đăng tám bài viết bôi nhọ Shen Yun và Pháp Luân Công. Đây có phải là điều “vô tư” và không liên quan đến “bất kỳ lợi ích đặc biệt nào” như họ tuyên bố không?
Thực tế, những người bị méo mó về tinh thần, những người chọn lợi ích thay vì lương tri sẽ không bao giờ hiểu được niềm tin vào Thần và cảnh giới của những người tu luyện thực sự. Trong khi đó, các học viên Pháp Luân Công kiên trì thực hành “Chân-Thiện-Nhẫn”, đã từng bước thoát khỏi sự khủng bố đỏ của ĐCSTQ, nên họ hiểu rõ những thủ đoạn hủy diệt của chính quyền này nhằm kéo con người xuống vực thẳm. Đa số người dân Trung Quốc đã bị ĐCSTQ dụ dỗ, đe dọa, đàn áp bằng bạo lực để rồi phải thuận theo. Trên trường quốc tế, các nguyên thủ quốc gia cùng những nhân vật quan trọng trong chính trị, kinh tế, văn hóa cũng khó mà thoát khỏi sự thâm nhập, mua chuộc, lôi kéo và các thủ đoạn chiến tranh không giới hạn của ĐCSTQ.
Dưới góc nhìn lịch sử của riêng tờ New York Times, tờ báo này từng trở thành một trong những tờ báo hàng đầu của Mỹ nhờ vào nguyên tắc đưa tin được đặt ra khi chủ sở hữu lúc bấy giờ tiếp quản tờ New York Times, một tờ báo đang trên bờ vực phá sản. Nguyên tắc đó là: “Theo đuổi sự thật, không sợ hãi, không thiên vị, không phụ thuộc vào đảng phái, khu vực hay bất kỳ lợi ích đặc biệt nào.” Thế nhưng, sau hàng trăm năm, ai đang đứng sau tờ New York Times hiện tại? Điều gì đã khiến tờ báo này từ bỏ nguyên tắc làm báo dựa trên lương tâm và đạo đức, để rồi tiếp nhận những tư tưởng xấu xa, tà ác của Chủ nghĩa Cộng sản, một lần nữa đánh mất lòng tin của công chúng và rơi vào suy tàn?
“Chân-Thiện-Nhẫn” là giá trị phổ quát. Pháp Luân Công đến để cứu người. Ngài Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã nói với thế giới về tiêu chuẩn đo lường Thiện-ác trong vũ trụ chính là “Chân-Thiện-Nhẫn”. Người phù hợp với “Chân-Thiện-Nhẫn” là người tốt, kẻ rời xa những giá trị này là người xấu. Mỗi cá nhân có thể tự phán xét và lựa chọn con đường cho riêng mình. Nếu con người tiếp tục trượt dốc đạo đức, đến một lúc nào đó sẽ không thể cứu vãn và sẽ bị Thần loại bỏ hoàn toàn. Điều đó chẳng phải là rất nguy hiểm hay sao?
Quỳnh Mai (Dịch từ bản gốc tiếng Trung: 明慧网记录着《纽约时报》的功与过)