Ba mươi năm trước, vào tháng 4 năm 1995, Nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại sư Lý Hồng Chí đã nhận lời mời đến Thụy Điển để giảng Pháp và truyền công. Ngài đã tổ chức 5 buổi giảng Pháp tại Gothenburg, Stockholm và các thành phố khác ở Thụy Điển, và tổ chức một lớp học Pháp Luân Công kéo dài bảy ngày tại Gothenburg trong dịp Lễ Phục sinh, mang lại phúc âm của Đại Pháp cho người dân địa phương.
Sau đó, Pháp Luân Đại Pháp bắt đầu lan rộng khắp Thụy Điển, và nhiều người có duyên đã lần lượt đến và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Hiện nay, nhiều điểm luyện công miễn phí nằm ở các thành phố lớn, vừa và nhỏ, và cũng có các lớp dạy Pháp Luân Công trực tuyến. Hạt giống “Chân-Thiện-Nhẫn” của Đại Pháp đã bén rễ sâu ở đây.
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Sư phụ truyền Pháp và giảng công tại Thụy Điển, bác sĩ Vương, người đã mời Sư phụ đến Thụy Điển vào năm đó, đã nói với Minh Huệ trong một cuộc phỏng vấn rằng bà và Thụy Điển có mối liên hệ không thể chia cắt với Đại Pháp, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng vô hạn đối với Sư phụ từ bi.



Mục lục
Tìm kiếm mãi, cuối cùng cũng tìm được Chính Pháp
Bác sĩ Vương từ nhỏ đã muốn trở thành một bác sĩ, là một người yêu thích khí công, luôn quan tâm đến nền văn hóa thần truyền cổ xưa của Trung Quốc. “Năm 1983, sau khi tốt nghiệp Đại học Trung y Bắc Kinh, tôi đã trở thành một bác sĩ Trung y như mong muốn, và di cư đến Thụy Điển vào đầu những năm 1990, mở một phòng khám Trung y ở Gothenburg. Tôi mơ ước trở thành một thần y như Hoa Đà, chữa bệnh cứu người, đã học và luyện nhiều môn khí công, tốn rất nhiều thời gian, sức lực và tiền bạc”, bà nói.
“Tôi nhớ khi mới đến Thụy Điển, trong bảy kiện hàng lớn tôi gửi từ Trung Quốc sang, thứ nhiều nhất ngoài sách Y học cổ truyền Trung Quốc, chính là các loại sách khí công. Nhiều năm tìm thầy học đạo, nhưng không có được pháp môn như ý.” Cuối cùng, vào mùa hè năm 1994, khi về nước thăm người thân, tôi đã tìm thấy Pháp Luân Công ở công viên Trung Sơn, Bắc Kinh, bị thu hút bởi âm nhạc luyện công tuyệt vời. Khi thử các động tác luyện công tại chỗ, cảm giác bình yên và thư thái chưa từng có khiến tôi có một mong muốn mãnh liệt, rất muốn được gặp Sư phụ!”
Điều đặc biệt may mắn là, tôi đã kịp tham gia lớp học Pháp Luân Công ở Tế Nam do Sư phụ giảng vào năm 1994. Sau khi lớp học kết thúc, tôi như được tái sinh, những gì Sư phụ giảng chính là những gì tôi đã tìm kiếm bấy lâu nay. Pháp lý của Đại Pháp lý đã tôi làm cảm động sâu sắc, cảm thấy như tất cả mọi thứ đều phải bắt đầu lại từ đầu, hiểu ra rằng muốn cứu người thì trước tiên phải tự cứu mình, chỉ có tu bỏ các loại chấp trước của người thường theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” của Đại Pháp, mới có thể khiến mình trở thành một người tốt hơn. Rất nhanh chóng, tôi đã dọn dẹp tất cả những cuốn sách khí công đang có trong nhà.”
Hồi ức về lớp học Pháp của Sư phụ: Từ bi và uy nghiêm
Sau khi trở về Thụy Điển, bác sĩ Vương đã kể cho những người xung quanh về vẻ đẹp và sự kỳ diệu của Đại Pháp, thu hút rất nhiều người Thụy Điển quan tâm đến văn hóa phương Đông. Lúc đó, bà nảy ra một ý nghĩ: “Công pháp này tốt đẹp như vậy, những người Thụy Điển thuần phác và thiện lương nên được cùng tôi tham gia.” Sau đó, khi biết Sư phụ sẽ giảng Pháp ở Pháp vào tháng 3 năm 1995, bà đã liên hệ với Tổng trạm Bắc Kinh (Hội Nghiên cứu), mời Sư phụ đến Thụy Điển.
“Khi nhận được tin Sư phụ đồng ý đến Thụy Điển, tôi vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, và ngay lập tức thông báo bằng nhiều cách khác nhau cho tất cả những người tôi đã tiếp xúc. Nhưng khi nghĩ đến cảnh tượng tráng lệ với hàng ngàn người trong lớp học mà Sư phụ tổ chức ở Tế Nam, tôi lại cảm thấy lo lắng. Bởi vì thông thường trong dịp Lễ Phục sinh ở Thụy Điển, rất nhiều người đi nghỉ mát, tôi thực sự không biết có bao nhiêu người sẽ đến”, Bác sĩ Vương nói. “Kết quả là ngoài sức mong đợi: đã có hơn một trăm hai mươi người đến. Sự ngay chính, nghị lực phi thường và tấm gương của Sư phụ đã để lại ấn tượng sâu sắc cho các học viên Trung Quốc và phương Tây, khiến mọi người khó quên.”
Nhớ lại khung cảnh Sư phụ đến Thụy Điển ba mươi năm trước, bác sĩ Vương vẫn còn nhớ như in. “Tôi thấy Sư phụ mặc bộ vest, cao lớn và vạm vỡ, vừa xuống máy bay đã xách theo một hộp mì ăn liền, không hề có vẻ gì là bề trên, đối xử với mọi người rất hòa nhã và thân thiện, luôn nghĩ cho người khác ở mọi nơi.” Bác sĩ Vương cũng đề cập đến việc Sư phụ đặc biệt đúng giờ và kiên nhẫn, để người học phương Tây có thể hiểu rõ hơn, Ngài đã giảng đi giảng lại, vẽ đi vẽ lại, và không biết mệt mỏi giải đáp các loại thắc mắc cho học viên, giúp học viên điều chỉnh cơ thể và chỉnh sửa động tác.” Trải nghiệm này đã cho bà tận mắt chứng kiến lòng từ bi của Sư phụ, sự kỳ diệu của Đại Pháp, đồng thời cũng cho bà nhận thức được sự nghiêm túc của việc tu luyện Đại Pháp.
“Lúc đó do ít người mà nhiều việc, tôi có hơi nóng nảy, khi trả lời câu hỏi của học viên, tỏ ra hơi thiếu kiên nhẫn. Sau đó, Sư phụ đã nghiêm khắc chỉ ra cho tôi, những lời dạy ân cần của Sư phụ tôi vẫn không quên cho đến tận bây giờ. Có một lần, trong giờ giải lao của lớp học, có mấy học viên phương Tây vây quanh một người đàn ông. Mọi người nghe ông ta nói chuyện rất say sưa. Lúc đó môi trường ồn ào nên nghe không rõ người đó đang nói gì, nhưng Sư phụ đều biết hết. Sư phụ bảo tôi qua ngăn cản ông ta, sau đó rất nhanh hội trường liền trở lại yên tĩnh và hài hòa.” Bác sĩ Vương nói: “Trước đây tôi đã theo nhiều lớp khí công của các thầy, chưa từng thấy ai khiêm tốn giản dị và dễ gần như Sư phụ Đại Pháp. Tôi rất vui mừng vì cuối cùng mình đã tìm được Chân Sư.”
Tự tu tốt bản thân, không phụ ân Sư
Là một học viên tu luyện Pháp Luân Công hơn 30 năm, bác sĩ Vương nói: “Sư phụ đã trải qua đủ loại khó khăn để truyền Pháp trên thế giới trong 33 năm và đã cứu độ vô số chúng sinh, nhưng Ngài vẫn bị Đảng Cộng sản Trung Quốc vu khống. Nhưng Sư phụ của chúng ta luôn dạy các đệ tử Đại Pháp không coi người khác là kẻ thù, phải cố gắng cứu độ những người thế gian bị lừa gạt bởi những lời dối trá. Tôi hiểu sâu sắc rằng Sư phụ đang dùng sự chịu đựng to lớn để kéo dài cơ hội đắc cứu cho chúng sinh, đồng thời cũng thành tựu các đệ tử Đại Pháp. Lòng từ bi và sự chịu đựng vô lượng của Sư phụ, đệ tử không có gì báo đáp, lòng biết ơn không thể diễn tả bằng lời.”
Cuối cùng, bà bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Sư phụ vì đã an bài môi trường tu luyện này. “Bất cứ khi nào tôi nhìn thấy những thay đổi về thể chất và tinh thần của các học viên Trung Quốc và phương Tây xung quanh tôi sau khi tu luyện, cũng như tư tưởng ngày càng thuần tịnh trong tu luyện Đại Pháp cùng sự hiểu biết và chứng ngộ sâu sắc của họ về Pháp, điều đó luôn thôi thúc tôi không được lơ là trong tu luyện. Trước cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Pháp Luân Công trong hơn 20 năm qua, chúng tôi đã kiên trì giảng rõ sự thật cho mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội và đã phản đối cuộc bức hại một cách ôn hòa và hợp lý cho đến ngày nay. Tất cả đều xuất phát từ niềm tin chân chính của chúng tôi vào “Chân-Thiện-Nhẫn” và tấm gương của Sư Phụ. Cho dù con đường phía trước có xa đến đâu, tôi và các đồng tu sẽ tiếp tục trợ Sư Chính Pháp, và sẽ quyết tâm hơn nữa để đi đến con đường cuối cùng, tu tốt bản thân và sống xứng đáng với lòng từ bi của Sư Phụ!”
Đức Hậu (dịch từ nguyên bản tiếng Trung: https://byvn.net/T37g)