Ủy viên Quốc vụ viện có thể phải ra tòa hình sự vì sử dụng hệ thống trường học của Trung Quốc làm trung tâm tẩy não và đàn áp

Giáo sư Ngụy Tại Tâm (trái), 63 tuổi và cô Hứa Chí Liên (phải), 31 tuổi nằm trong số 61 giáo viên và học sinh là học viên Pháp Luân Công đã được xác minh tử vong khi bị giam giữ
Giáo sư Ngụy Tại Tâm (trái), 63 tuổi và cô Hứa Chí Liên (phải), 31 tuổi nằm trong số 61 giáo viên và học sinh đã được xác minh tử vong khi bị giam giữ.

LOS ANGELES (FDI) – Cố vấn Nhà nước kiêm cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục bà Trần Chí Lệ sẽ phải đối mặt với các thủ tục tố tụng hình sự trước Tòa án Tối cao Tanzania, nơi bà bị kiện vì tội tra tấn và giết người ngoài vòng pháp luật.

Vụ kiện được đệ trình vào ngày 19 tháng 7 năm 2004 chống lại bà Trần khi bà đang thăm một số quốc gia châu Phi. Vào ngày 3 tháng 8, một thẩm phán Tanzania đã bật đèn xanh cho một phiên tòa hình sự được tiến hành chống lại bà.

Trong nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Giáo dục, bà Trần đã nhồi nhét vào các tài liệu khóa học và kỳ thi của hệ thống trường học Trung Quốc bằng những tuyên truyền chống Pháp Luân Công. Bà cũng sử dụng các lời tuyên thệ bắt buộc để xác định những người quản lý, giáo viên và học sinh thực hành Pháp Luân Công, phần lớn trong số họ sau đó bị đưa đến các buổi tẩy não hoặc trại lao động.

Tính đến tháng 3 năm 2004, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã xác minh thông tin chi tiết về 61 học viên Pháp Luân Công trên khắp cả nước, là học sinh hoặc giáo viên đã bị giết vì thực hành Pháp Luân Công. Nhiều người khác đã bị tra tấn, đánh đập hoặc hãm hiếp.

Bà Trần đã phải đối mặt với sự phản đối dữ dội trong cộng đồng giáo dục Trung Quốc vì hành động của mình. Vào tháng 3 năm 2002, bà đã bị luận tội trong kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Tuy nhiên, bà Trần dường như vẫn tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo Trung Quốc, đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999 (báo cáo đặc biệt) – và được bổ nhiệm vào vị trí Ủy viên Quốc vụ phụ trách giáo dục dưới sự ảnh hưởng của Giang.

Cách mạng văn hóa tái sinh

Dưới sự chỉ đạo của bà Trần, các trường học của Trung Quốc hoạt động như các cơ quan tuyên truyền của Nhà nước. Tài liệu khóa học và kỳ thi đã được sửa đổi để bao gồm tuyên truyền của cộng sản chống lại Pháp Luân Công. Ví dụ, các kỳ thi quốc gia hiện bao gồm các câu hỏi về Pháp Luân Công mà phải trả lời nhắc lại tuyên truyền chống Pháp Luân Công, nếu không học sinh sẽ không được phép tốt nghiệp.

Năm 2001, bà Trần đã phát động chiến dịch “triệu chữ ký”, được thiết kế để buộc mọi người tham gia vào hệ thống trường học: từ quản lý, giáo sư, hiệu trưởng, giáo viên và học sinh, ký cam kết không thực hành Pháp Luân Công và tuyên bố rằng họ đồng ý với sáng kiến ​​của Giang Trạch Dân nhằm “xóa sổ Pháp Luân Công”.

Trẻ em từ bảy tuổi trở lên đã bị ép buộc ký vào bản cam kết này, nếu không sẽ bị từ chối quyền tham gia các hoạt động của trường, bị đuổi học hoặc cha mẹ bị bắt giữ.

Một số chữ ký này sau đó đã được mang đến Geneva để trình lên các Đại biểu của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc nhằm ngăn chặn việc lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Từ bỏ lương tâm hoặc đối mặt với “cải tạo” bằng bạo lực

Giáo viên hoặc học sinh từ chối ký tên ủng hộ các sáng kiến ​​chống lại Pháp Luân Công thường mất việc hoặc bị đuổi học, và một số bị đưa thẳng đến các lớp tẩy não, trại lao động hoặc nhà tù. Một số thậm chí còn yêu cầu họ không được có thành viên gia đình tu luyện.

Tại Đại học Thanh Hoa – thường được gọi là MIT (viết tắt của Massachusetts Institute of Technology – Viện Công nghệ Massachusetts là trường đại học tư thục lâu đời tại Mỹ) của Trung Quốc – hơn ba trăm người đã bị giam giữ tại các trại lao động hoặc bị kết án tù vì tu luyện Pháp Luân Công.

Cô Vương Lâm, 17 tuổi, đến từ huyện Suileng, tỉnh Hắc Long Giang, đã từ chối ủng hộ tuyên truyền chống Pháp Luân Công trong kỳ thi tuyển sinh trung học và thay vào đó đã viết “Pháp Luân Công là tốt”. Sau đó, cha mẹ cô đã bị cảnh sát đánh đập và cô buộc phải chạy trốn về nhà để tránh bị Chính quyền giam giữ.

Anh Vương Triết, một học sinh tại Trường trung học phổ thông số 1 ở huyện Changtu, tỉnh Liêu Ninh, đã bị đuổi học sau khi công khai thảo luận về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Khi cha mẹ anh sau đó kháng cáo lên Ban giám hiệu Nhà trường, anh Vương đã bị cảnh sát bắt đi và giam giữ tại một trại giam của huyện.

“Những gì chúng ta học được từ lịch sử đó là một thành phần phổ biến trong nạn diệt chủng là việc “quỷ hóa” hoàn toàn tầng lớp nạn nhân, bao gồm cả việc nhồi nhét vào thanh thiếu niên những tuyên truyền thù hận” – Cô Gail Rachlin, phát ngôn viên của Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp, cho biết. “Những gì bà Trần đã làm thông qua hệ thống trường học Trung Quốc chính xác là như vậy – nhồi sọ thanh thiếu niên Trung Quốc chống lại Pháp Luân Công – và điều này đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch chung của Giang Trạch Dân nhằm ‘diệt trừ Pháp Luân Công'”.

Khổng Trí (Dịch từ bản tiếng Anh: https://faluninfo.net/state-councilor-could-face-criminal-trial-for-using-chinas-school-system-as-indoctrination-and-persecution-centers/)

Bài viết liên quan