Ngày nay, lối sống hiện đại đang làm đạo đức con người trượt dốc, dần mất đi những nét đẹp truyền thống. Tuy nhiên, nhiều người đã tìm được cho mình một phương pháp tu luyện cổ xưa – Pháp Luân Công, từ đó có thể cải biến quan niệm và nâng cao đạo đức của bản thân, góp phần nâng cao đạo đức xã hội.

Mục lục
Lối sống hiện đại đang xói mòn đạo đức con người

Chủ nghĩa vật chất
Cổ xúy chủ nghĩa vật chất đang trở thành một xu hướng lớn trong xã hội ngày nay. Nhiều người tin rằng của cải, vật chất giúp họ hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, thực tế trái lại. Người có lối sống thực dụng luôn truy cầu hưởng lạc, chỉ nhìn lợi ích trước mắt. Điều này không chỉ tha hóa nhân cách mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu về tâm lý và sức khỏe. Thêm vào đó, việc đo lường giá trị của con người bằng vật chất khiến đạo đức và nhân cách bị coi nhẹ. Con người trở nên vô cảm, không nhận thức rõ ràng về đúng sai, không còn coi trọng lòng nhân ái và sự sẻ chia.
Sự phân mảnh xã hội
Công nghệ thông tin phát triển đã sinh ra những phương thức liên lạc mới. Bên cạnh đó, khi guồng quay cuộc sống ngày càng nhanh, con người ngày càng có ít thời gian giao tiếp, gắn kết với nhau. Người ta có thể sử dụng các ứng dụng giao tiếp trực tuyến để kết nối, trao đổi mà không cần gặp mặt. Tuy điều này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại nhưng nó cũng tạo nên sự phân mảnh xã hội. Các mối quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bè bạn, v.v. đều dần trở nên xa cách.
Văn hóa biến dị
Từ khi khoa học phát triển, con người ngày càng rời xa văn hóa truyền thống và không còn chính tín – không còn tin vào Thần. Văn hóa biến dị đã nhân cơ hội đó để xâm nhập, bén rễ và phát triển. Nếu như văn hóa truyền thống giúp duy trì đạo đức và lối sống lành mạnh của con người thì ngược lại, văn hóa biến dị kích phát ma tính, làm con người không còn tin vào “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, không còn coi trọng “nhân-nghĩa-lễ-trí-tín”. Từ đó, đạo đức và văn minh tinh thần trượt dốc, người với người mất đi niềm tin và sự chân thành.
Pháp Luân Công giúp nâng cao đạo đức xã hội
Pháp Luân Công giúp người tu luyện thay đổi bản thân theo hướng tích cực

Pháp Luân Công khuyên người tu luyện sống theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”
“Chân” là chân thành, chân thật; “Thiện” là hiền lành, lương thiện; “Nhẫn” là nhẫn nại, kiên trì. Áp dụng nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” vào cuộc sống, người tu luyện Pháp Luân Công có thể từng bước nâng cao đạo đức và tinh thần. Điều này giúp người tu luyện Pháp Luân Công có được cuộc sống bình yên và hạnh phúc.
Pháp Luân Công dạy người tu luyện học cách “hướng nội”
“Hướng nội” nghĩa là luôn tự xét chính mình, đối chiếu bản thân mình với tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn”. Ví dụ khi gặp mâu thuẫn, người tu luyện nên bao dung, không nhìn vào đúng-sai của người khác mà ngược lại, cần tìm nguyên nhân ở bản thân mình. Hơn nữa, người tu luyện cần luôn cân nhắc lời nói và hành vi của mình sao cho phù hợp với tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn”. Từ đó, họ có thể nhận ra chỗ chưa đúng, tu sửa mình và đề cao bản thân. Việc này giúp những người tu luyện hóa giải nhiều vấn đề phức tạp, cải thiện các mối quan hệ xã hội.
Pháp Luân Công khuyến khích lối sống lành mạnh
Đồ uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích, v.v gây tác hại nhiều mặt cho sức khỏe. Hơn nữa, sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích còn làm con người mất lý trí. Điều này dẫn tới lời nói và hành vi không đúng mực, thậm chí vô đạo đức. Pháp Luân Công khuyến khích người tu luyện loại bỏ rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích… trong sinh hoạt hàng ngày. Nhờ vậy, người tu luyện Pháp Luân Công luôn có tinh thần tỉnh táo và hành động sáng suốt.
Pháp Luân Công giúp đạo đức toàn xã hội được nâng cao

Người tu luyện Pháp Luân Công lan tỏa giá trị “Chân-Thiện-Nhẫn” tốt đẹp ra xã hội
Người tu luyện Pháp Luân Công luôn chiểu theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” để hành xử trong cuộc sống thường ngày. Họ là tấm gương sáng giúp những người xung quanh họ có sự đối chiếu. Ngoài tu luyện bản thân, học viên Pháp Luân Công còn được dạy rằng: cần giúp người khác hướng thiện, thấy việc làm sai cần thiện tâm góp ý. Họ thường chủ động lan tỏa các giá trị “Chân-Thiện-Nhẫn” tốt đẹp trong cộng đồng. Nếu như có nhiều người tu luyện Pháp Luân Công thì sẽ đem lại ảnh hưởng tốt cho toàn xã hội.
Cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” là “kim chỉ nam” cho mỗi người
“Chuyển Pháp Luân” là cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện của Pháp Luân Công. Những người có duyên đọc “Chuyển Pháp Luân” dù không tiếp tục tu luyện nhưng họ cũng sẽ biết làm người tốt như thế nào. Cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” cũng bao hàm các Pháp lý dạy con người biết phân biệt thiện-ác, tốt-xấu, đúng-sai. Từ đó, người đọc có thể đối chiếu với những hiện tượng, sự việc trong cuộc sống để đối đãi, hành xử đúng đắn hơn.
Pháp Luân Công khôi phục chính tín – tin vào Thần
Pháp Luân Công hướng con người quay về với văn hoá truyền thống, khôi phục chính tín – tin vào sự tồn tại của Thần. Các tín ngưỡng đều cho rằng Thần luôn dõi theo con người, nhìn vào từng ý nghĩ, hành động, lời nói của mỗi cá nhân. Cuộc đời con người là được Thần an bài dựa trên đức và nghiệp của người đó. Tin vào Thần và Luật nhân-quả giúp con người biết tự ước thúc chính mình, chỉ làm điều tốt, tránh làm điều xấu.
Kết luận

Con người ai cũng mong muốn có một cuộc sống sung túc, bình an, gia đình êm ấm, sự nghiệp thành công. Tuy nhiên, đó có phải là hạnh phúc thực sự, là mục đích chân chính của đời người? Người ta thường nói: “Con người sinh ra với hai bàn tay trắng, nhắm mắt xuôi tay chẳng mang theo được gì”. Những người tu luyện Pháp Luân Công đã tìm ra ý nghĩa thật sự của sinh mệnh, chính là quay về bản tính thiện lương. Họ thời thời khắc khắc chiểu theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”, từ đó từng bước từng bước đạt được thăng hoa về đạo đức. Nếu nhiều người hơn nữa tu luyện Pháp Luân Công, đạo đức và văn minh tinh thần xã hội sẽ được nâng cao, quốc gia sẽ trở nên an định hơn
Tác giả: Chân Phúc