Truyền thuyết dân gian: Thần núi

Vạn vật trên thế gian đều có Thần linh cai quản, mỗi ngọn núi cũng có Thần núi cai quản (Ảnh: internet)
Vạn vật trên thế gian đều có Thần linh cai quản, mỗi ngọn núi cũng có Thần núi cai quản (Ảnh: internet)

Vạn vật trên thế gian đều có Thần linh cai quản, mỗi ngọn núi tất nhiên cũng có Thần núi cai quản. Vì con người ở trong mê nên mới không nhìn thấy mà thôi.

Trong cuốn “Kim Lâu Tử” do Lương Hiếu Nguyên Đế – Tiêu Dịch có đoạn về truyền thuyết Thần núi.

Vua Tề Hoàn Công, một trong ngũ bá thời Xuân Thu, dẫn quân chinh phạt quốc gia Cô Trúc ở phía Bắc. Khi đội quân chưa đến Ty Nhĩ Khê, Tề Hoàn Công bỗng nhìn thấy một người thân cao một thước, tướng mạo cũng không có gì khác thường, vai phải để trần, đi trước ngựa của ông. Tề Hoàn Công hỏi những người đi bên cạnh nhưng không ai nhìn thấy người đó. Hoàn Công không khỏi thở dài rằng: “Lần này ta xuất chinh nhất định không thuận lợi, không thì sao lại nhìn thấy người như vậy?” Thừa tướng Quan Trung đáp rằng: “Thần nghe nói có một vị Thần núi tên là Du Nhi, thân cao một thước, nhưng trông giống như người bình thường. Chỉ khi có người có thể làm bá chủ thì Thần núi mới xuất hiện. Du Nhi đi trước ngựa đóng vai trò người dẫn đường, vai phải để trần, nghĩa là phía trước có nước chắn đường, chỉ có đi từ bên phải mới có thể qua sông”.

Không lâu sau, quân đội đến Ty Nhĩ Khê, quả nhiên có một dòng sông tên là Tán Thuỷ. Tề Hoàn Công liền lệnh cho quân lính lội từ bên phải qua, tất cả đều vượt qua thuận lợi. Qua được sông, Tề Hoàn Công quỳ xuống trước ngựa Quan Trung nói rằng: “Trọng phụ đúng là thánh nhân“. Quan Trung đáp rằng: “Thánh nhân đều có thể tiên đoán và cảm nhận trước, ta chỉ là khi Thần núi hiển linh mới biết, không phải thánh nhân gì cả, chỉ là thường ngày chịu khó học hỏi thôi”.

Trong “Động thiên phúc địa ký” của Đỗ Quang Đình, thời Đường, ghi chép rằng: nơi các vị thần tiên Đạo gia cư ngụ có 10 động thiên lớn, 36 động thiên nhỏ và 72 phúc địa; trong đó một số động thiên và phúc địa ở các danh sơn đại xuyên, mà những danh sơn đại xuyên này do những thần tiên khác nhau cai quản. Họ được gọi là Thần núi.

Tịnh Đế s/t (Nguồn: tại Chánh Kiến Net)

Bài viết liên quan

Lục nghệ trong văn hóa Trung Quốc: Lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số

Lục nghệ trong văn hóa truyền thống

Lục nghệ trong văn hóa Trung Quốc: Lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số, vào thời Chu là khóa học công phu bắt buộc của tầng lớp quý tộc, cũng là sáu loại kỹ nghệ mà quân tử thời xưa cần học. Sách "Chu Lễ ▪ Địa Quan ▪ Bảo Thị" có ghi chép : “Bảo…
Bức tranh Chấn động

Vì sao Triển lãm Nghệ thuật “Chân-Thiện-Nhẫn” chạm đến trái tim?

“Thông qua tu luyện, tâm và thân của họ đã dần dần đồng hóa với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn”. Do vậy, các Tác phẩm Nghệ thuật đã tỏa ra năng lượng tích cực, có khả năng thức tỉnh lương tri, đánh thức điều thẳm sâu trong sinh mệnh của con người và đem đến cho người…