Thi nhân cổ đại Đào Uyên Minh “Ẩn sĩ sống trong Đạo”

Chân dung Đào Uyên Minh được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia (nguồn Wikipedia)
Chân dung Đào Uyên Minh được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia (nguồn Wikipedia)

Đào Uyên Minh (365–427), còn được gọi là Đào Tiềm, tên tự là Nguyên Lương (元亮), Ông là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất sống trong thời kỳ Lục Triều. Đào Uyên Minh dành phần lớn cuộc đời để ẩn dật, sống ở nông thôn, làm nông, đọc sách, uống rượu và viết thơ. Ông tìm thấy cảm hứng trong vẻ đẹp và sự thanh bình của thế giới tự nhiên. Phong cách giản dị và trực tiếp của Đào Uyên Minh có phần trái ngược với chuẩn mực văn thơ trong thời đại của ông. Tuy Ông không phải là người tu luyện nhưng chất thơ vẫn thể hiện nét của một tu sĩ trong ấy.

Chân dung Đào Uyên Minh - Trần Hồng Thọ (1598–1652) vẽ (nguồn Wikipedia)
Chân dung Đào Uyên Minh – Trần Hồng Thọ (1598–1652) vẽ (nguồn Wikipedia)

Nơi sinh của Đào Uyên Minh nằm gần Núi Lư, nơi đã trở thành trung tâm của Phật giáo và là nguồn gốc của Phật giáo Tịnh độ, cho thấy ông từ nhỏ phần nào cũng đã có sự ảnh hưởng của Phật giáo.

Ông sinh trưởng trong một gia đình danh môn thế tộc vào thời Đông Tấn. Cha Ông mất năm Ông tám tuổi và kinh tế gia đình sa sút, khó khăn. Tuy nhiên, không vì thế mà ông bỏ bê học tập. Từ bé, Ông có tính chăm học nên bách gia chư tử sách vở Ông đều có đọc qua.

Cuộc đời Đào Uyên Minh có nhiều lần làm quan nhưng mỗi lần chỉ được một thời gian ngắn là Ông từ chức về quê ở ẩn, Do từ bé Ông đã chịu ảnh hưởng từ tư tưởng Đạo gia nên tính tình cương trực, không vì lợi riêng mà phải khom lưng nịnh hót. Lần làm quan cuối cùng là lần đặt biệt được người đời nhắc đến nhất. Kể rằng, khoảng 40 tuổi, Ông ra làm Huyện lệnh Bành Trạch (vì thế ông còn được gọi là Đào Bành Trạch). Được hơn 80 ngày, nhân cuối năm, có một viên “đốc bưu” được phái đến huyện, nha lại khuyên Đào Uyên Minh chỉnh đốn y phục ra đón. Ông đã than rằng: “Ngã khởi năng vị ngũ đấu mễ chiết yêu quyển quyển sự hương lý tiểu nhân đa” (Ta lại có thể vì năm đấu gạo mà phải chịu còng lưng, vòng tay thờ bọn tiểu nhân nơi thôn xóm ấy ru!). Ngay hôm ấy ông viết bài “Quy khứ lai từ” (Lời bày tỏ việc trở về), rồi trả ấn, bỏ chức quan về quê. Ông kiêu hãnh trở về nông thôn, cày ruộng sinh sống, đọc sách, làm thơ; điều đó chứng tỏ ông là một người có nhân cách.

"Từ bỏ con dấu chính thức" từ cuộn giấy tay Cảnh báo trong cuộc đời của Đào Uyên Minh của Trần Hồng Thọ (1598–1652), Triều đại nhà Thanh, niên đại 1650, mực và màu trên lụa, được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Honolulu (nguồn Wikipedia)
“Từ bỏ con dấu chính thức” từ cuộn giấy tay Cảnh báo trong cuộc đời của Đào Uyên Minh của Trần Hồng Thọ (1598–1652), Triều đại nhà Thanh, niên đại 1650, mực và màu trên lụa, được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Honolulu (nguồn Wikipedia)

Khi còn trẻ, Đào Uyên Minh nói, “Tôi thích nghiên cứu Lục kinh”. Ông đề cập đến điều này trong Tựa 16 của loạt Thơ uống rượu của mình. Phong cách thơ của Ông giản dị và mộc mạc, mô tả những mảnh ghép của cuộc sống đời thường. Những bài thơ được Ông viết rất sinh động, thú vị, cho chúng ta thấy được cuộc sống nhàn nhã nhất của Ông, cũng cho chúng ta nhìn thấy được cuộc sống đời thường khi ấy. Những bài thơ của Đào Uyên Minh không được chạm khắc nhân tạo, không có dấu vết của bài tập chạm khắc và hội họa, tất cả đều tự nhiên và liền mạch.

Ví như trong bài thơ:

Ẩm tửu
Uống rượu (kỳ 5)
Kết lư tại nhân cảnh,
Nhi vô xa mã huyên.
Vấn quân hà năng nhĩ?
Tâm viễn địa tự thiên.
Thái cúc đông ly hạ,
Du nhiên kiến nam sơn.
Sơn khí nhật tịch giai,
Phi điểu tương dữ hoàn…
Thử trung hữu chân ý,
Dục biện dĩ vong ngôn.

Dịch thơ:

Uống rượu
Nhà cỏ giữa nhân cảnh,
Không thấy ồn ngựa xe.
Hỏi ông: “Sao được vậy ?”
Lòng xa, đất tự xa.
Hái cúc dưới giậu đông,
Thơ thới nhìn núi Nam.
Khí núi ánh chiều đẹp,
Chim bay về từng đàn.
Trong cảnh có thâm vị,
Muốn tả đã quên lời.

Ông là nhà thơ có chịu ảnh hưởng tư tưởng của Nho giáo, điển hình qua mẩu truyện: “Ba tiếng cười ở Hổ Khe” được lưu truyền đến nay – về hình ảnh ba người đàn ông, Huệ Viễn (Phật Giáo), Đào Uyên Minh (Nho giáo) và Lục Tú Tĩnh (Đạo sĩ) cùng cười khi đến Hổ Khe của núi Lư.

Bức tranh có tên là Ba người đàn ông cười bên bờ suối Hổ (nguồn Wikipedia)
Tranh triều đại nhà Tống theo phong cách Lý Đường minh họa chủ đề “Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là một”. Miêu tả Đạo sĩ Lỗ Tú Tĩnh (trái), quan chức Đào Uyên Minh (phải) và nhà sư Phật giáo Huệ Viễn (giữa, người sáng lập ra Tịnh Độ) bên bờ suối Hổ. Bức tranh có tên là Ba người đàn ông cười bên bờ suối Hổ (nguồn Wikipedia)

Bên cạnh đó, Thơ Đào Uyên Minh cũng có phần thể hiện sự ảnh hưởng của Đạo giáo trong nhiều tác phẩm khác nhau của mình. Ví như câu “Tôi mong muốn trở về với Thiên nhiên” trong bài thơ “Trở về quê hương và làm ruộng”, hoặc tình cảm của ông trong bài luận “Trở về”. Trong những tác phẩm này, Đào Uyên Minh không chấp nhận sự giả tạo trong các mối quan hệ giữa người với người thời đó. Thay vào đó, thơ Ông cũng có thể hiện mong muốn về một cuộc sống giản dị, chân thực để thiên nhiên diễn ra theo quy luật tự nhiên. Thơ của ông có thể gọi là “tự nhiên” về mặt nghệ thuật và “chân thực” về mặt phong cách, từ đó cho thấy nét tu “chân” của Đạo gia được thể hiện rõ ràng trong thơ của Ông.

Ngoài ra, thơ Đào Uyên Minh cho thấy một khía cạnh của Phật giáo (mặc dù ông chưa bao giờ chính thức trở thành Phật tử), điển hình là câu: “Cuộc sống giống như một ảo ảnh; mọi thứ trở về với sự trống rỗng”. Ông nói giống như triết lý của nhà Phật, mọi thứ trong cuộc sống này tất cả đều là giả, không thật, cuộc sống vô thường này khi con người đến đây với tấm thân trần trụi và ra đi cũng với tấm thân trần trụi, khi đó tất cả hào nhoáng của cuộc sống đều chẳng còn gì, chỉ trống rỗng hư không. Khả năng hấp thụ và sử dụng sáng tạo sự đa dạng ba Giáo lý của ông khiến Diệp Gia Lăng (một nhà thơ và nhà Hán học người Canada, gốc Đài Loan, sinh ra tại Trung Quốc) phải nói rằng: “Trong số các nhà thơ Trung Quốc, Đào Uyên Minh có sự kiên trì và chính trực lớn nhất. Sức mạnh kiên trì của ông dựa trên sự chấp nhận và hấp thụ những điều cốt yếu của nhiều triết lý khác nhau, chẳng hạn như Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Ông không chỉ nắm vững các từ ngữ, học thuyết và nghi lễ bên ngoài mà còn có sự hiểu biết và chấp nhận nội tâm sâu sắc về những phần tốt nhất và có giá trị nhất của các trường phái tư tưởng đó.”

Thơ, văn xuôi và sự kết hợp giữa hình thức và chủ đề vào phong cách riêng của ông đã tạo nên bước đột phá mới và trở thành một dấu mốc lịch sử, được nhiều người tin tưởng. Phong cách diễn đạt giản dị và mộc mạc của Đào Uyên Minh, phản ánh lối sống trở về với những điều cơ bản của ông, lần đầu tiên được biết đến nhiều hơn khi ông đạt được danh tiếng tại địa phương với tư cách là một ẩn sĩ. Sau đó, dần dần được công nhận trong các tuyển tập lớn. Đến thời nhà Đường, Đào Uyên Minh đã được nâng lên tầm vĩ đại với tư cách là một nhà thơ của các nhà thơ, được Lý Bạch và Đỗ Phủ tôn kính.

Đào Uyên Minh là một nhà thơ ẩn dật với hình ảnh cao thượng và tao nhã. Ông chán ghét thế giới đầy rẫy sự giả dối giữa người với người, tránh xa xã hội thế tục đầy rẫy những mưu mô, về với cuộc sống tự nhiên và giản dị. Ông khao khát được sống một cuộc sống tự do ở quê hương, khao khát một xã hội lý tưởng trong sáng và giản dị, coi thường sự thông minh trần tục và hào nhoáng. Ông tiêu diêu tự tại với cuộc sống của một ẩn sĩ trong đời thường.

An Yên (t/h)

Bài viết liên quan

Bức tranh Chấn động

Vì sao Triển lãm Nghệ thuật “Chân-Thiện-Nhẫn” chạm đến trái tim?

“Thông qua tu luyện, tâm và thân của họ đã dần dần đồng hóa với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn”. Do vậy, các Tác phẩm Nghệ thuật đã tỏa ra năng lượng tích cực, có khả năng thức tỉnh lương tri, đánh thức điều thẳm sâu trong sinh mệnh của con người và đem đến cho người…
Khám phá nguồn gốc và sự lan tỏa của Phật giáo

Khám phá nguồn gốc và sự lan tỏa của Phật giáo

Phật giáo gắn liền với cuộc đời và sự giác ngộ của Phật Thích Ca Mâu Ni - Thái tử Siddhartha Gautama. Ông sinh ra vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước công nguyên tại Lâm Tỳ Ni, gần biên giới giữa Nepal và Ấn Độ ngày nay. Được nuôi dưỡng trong sự giàu sang…
Hình ảnh lễ hội chùa Ba Vàng

Phật giáo trước làn sóng hiện đại hóa

“việc lạm dụng công nghệ, sự xuất hiện của các nhà sư truyền giảng trên các nền tảng trực tuyến như YouTube, Facebook, và Zoom cũng khiến một số người lo ngại rằng Phật giáo đang dần mất đi tính chất nghiêm trang và thanh tịnh vốn có của nó”.