Pháp Luân Công không vi phạm Pháp luật Việt Nam

Học viên Pháp Luân Công Việt Nam đang luyện Bài công pháp số 5 (Nguồn: Internet)

Việt Nam là một đất nước có chủ quyền độc lập. Hiến pháp Việt Nam, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Bởi vậy, Pháp Luân Công, một môn tu luyện Phật gia, hoàn toàn không vi phạm Pháp luật Việt Nam.

Pháp Luân Công không phải là tôn giáo

Tôn giáo là gì?

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có nêu khái niệm về tôn giáo như sau:

Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

Cũng theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, trong tôn giáo có: Tín đồ, Nhà tu hành, Chức sắc, Chức việc, Lễ nghi tôn giáo, Tổ chức tôn giáo, Cơ sở tôn giáo (gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo…)

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng có nêu khái niệm về Tín ngưỡng:

Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Pháp Luân Công là gì, có phải là tôn giáo không?

Website chính thức của Pháp Luân Công có giới thiệu: “Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) là môn tu luyện Phật gia thượng thừa, do ông Lý Hồng Chí, Sư phụ của pháp môn sáng lập. Pháp môn lấy [việc] đồng hóa với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ làm căn bản, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ làm chỉ đạo, là chiểu theo nguyên lý diễn hóa của vũ trụ mà tu luyện”.

Người thực hành (tu luyện) Pháp Luân Công lấy việc tu tâm tính, đồng hoá với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ thông qua việc đọc các bài giảng của Đại sư Lý Hồng Chí – nhà sáng lập pháp môn – trong các cuốn sách: Chuyển Pháp Luân, Đại viên mãn Pháp, Tinh tấn yếu chỉ và rất nhiều Kinh thư khác làm căn bản, tự tu, tự ước thúc bản thân, “dĩ Pháp vi Sư” (lấy Pháp làm Thầy) mà đề cao tâm tính, cảnh giới tư tưởng; đồng thời hàng ngày luyện tập Năm bài công pháp “đơn giản dễ học” để cải thiện cả sức khỏe của mình.

Pháp Luân Công hoàn toàn không có Chức sắc, Chức việc, Lễ nghi, Tổ chức, Cơ sở như trong tôn giáo

Căn cứ theo khái niệm về Tín ngưỡng và Tôn giáo trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo thì Pháp Luân Công hoàn toàn không phải là tôn giáo, nghĩa là không thể đối đãi với Pháp Luân Công như với một tôn giáo. Pháp Luân Công một môn tu luyện Phật gia-là một đối tượng Tín ngưỡng.

Pháp Luân Công không vi phạm Pháp luật Việt Nam

Pháp Luân Công không vi phạm Hiến pháp Việt Nam

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định rõ ràng và bảo vệ các quyền con người, quyền tự do cơ bản của công dân, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi người.

Điều 24.

  1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
  2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Điều 25: Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.

Đối chiếu với những Điều, Khoản nêu trên trong Hiến Pháp, việc những người tu luyện Pháp Luân Công cùng nhau luyện công nơi công viên hoặc những nơi đất trống (không ảnh hưởng đến giao thông hay sinh hoạt của cộng đồng), cùng nhau học Pháp, giao lưu chia sẻ “Tâm đắc thể hội” (chia sẻ những điều bản thân lĩnh hội được khi học pháp lý của Chuyển Pháp Luân cũng như khi thực hành các pháp lý trong đời sống thực tế) là hoàn toàn hợp Pháp.

Pháp Luân Công không vi phạm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Những người tu luyện Pháp Luân Công có quyền thực hành tín ngưỡng của mình như quy định tại Điều 6 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. cụ thể là:

Điều 6. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người

  1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
  2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

Pháp Luân Công cũng hoàn toàn không vi phạm Khoản 2, Điều 5, của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, đó là: “Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo”.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Pháp luật có trách nhiệm bảo vệ người dân được hưởng mọi quyền theo đúng Hiến Pháp và Pháp luật.

Pháp Luân Công là một môn tu luyện Phật gia. Người tu luyện Pháp Luân Công tín ngưỡng và thực hành nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong từng suy nghĩ, lời nói, hành vi của mình. Pháp Luân Công cũng dạy người tu luyện phải tuyệt đối tuân thủ Pháp luật của nước sở tại. Những người tu luyện Pháp Luân Công chân chính tuyệt đối không vi phạm Pháp luật Việt Nam.

Trái lại, với giá trị to lớn cả về đạo đức, sức khỏe và tinh thần do Pháp Luân Công mang lại cho người dân, gián tiếp mang lại giá trị to lớn cho xã hội, Pháp Luân Công rất cần được Nhà nước khuyến khích phát triển.

Hiện nay, tại rất nhiều quốc gia, Pháp Luân Công đã được đưa vào dạy tại các trường học. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, học sinh, sinh viên ở các trường học tại Việt Nam cũng sẽ được học Pháp Luân Công.

Những hình ảnh về Pháp Luân Công tại một số trường học trên thế giới (Hình: Internet)

Quý độc giả cũng có thể tìm hiểu thêm để biết rằng Pháp Luân Công không vi phạm Pháp luật Việt Nam qua video này:

Tập “Pháp Luân Công” có hợp pháp tại Việt Nam, giải đáp của luật sư

Tập Pháp Luân Công Có Hợp Pháp tại Việt Nam không – Phần II

Tác giả: Trí Huệ

Bài viết liên quan

Hoc-vien-Phap-Luan-Cong-dang-luyen-Bai-cong-phap-so-2

Sắc dục dưới góc nhìn của người tu luyện Pháp Luân Công

Sắc dục luôn là một chủ đề được quan tâm trong mọi nền văn hóa. Trong văn hóa truyền thống, dù ở thời đại nào, người xưa cũng khuyên con người tiết chế dục vọng, coi trọng đạo đức và tu dưỡng bản thân. Vậy, người tu luyện Pháp Luân Công nhìn nhận vấn đề…
Cựu giáo viên bị mù, trải nghiệm kỳ tích hồi sinh đôi mắt

Cựu giáo viên bị mù, trải nghiệm kỳ tích hồi sinh đôi mắt

Cô Vũ Thị Xuân, giáo viên tiểu học nghỉ hưu, sống tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Cô đã trải qua quãng đời chìm đắm trong bệnh tật và cuối cùng bị mù hoàn toàn. Cuộc đời tăm tối của cô tưởng chừng đã kết thúc. Thế nhưng mọi bất hạnh mà cô đã…