
Gần đây, ngày càng nhiều người biết đến và học Pháp Luân Công. Tuy nhiên, có nhiều thông tin trái chiều đã gây ra những tranh luận về tính hợp pháp của pháp môn này. Việc hiểu rõ pháp luật có liên quan đến vấn đề này để tránh những hiểu lầm không đáng có, góp phần bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người dân là điều cần thiết.
Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là môn tu luyện Phật gia – tu luyện cả tâm lẫn thân, lấy [việc] đồng hoá với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ làm căn bản. Năm bài công pháp của Pháp Luân Công đơn giản, dễ học nhưng có tác dụng kỳ diệu trong việc “cải biến bản thể”. Người chân tu Pháp Luân Công sẽ được tâm thanh, thân khỏe, trí tuệ minh mẫn.
Các bài giảng Pháp của Ngài Lý được trình bày trong nhiều “Kinh thư” và đã được dịch ra 50 ngôn ngữ (tính đến 5/2023).
Pháp Luân Công không phải là tôn giáo. Pháp Luân Công không có tổ chức vì không có trụ sở, không có người đứng đầu, và không thu tiền quỹ. Người muốn tham gia học có thể tự do tham gia, còn những người không muốn học có thể tự ngừng mà không bị ép buộc.
Mục lục
Tình trạng pháp lý của Pháp Luân Công tại Việt Nam
Pháp Luân Công không bị cấm ở Việt Nam. Pháp luật không có điều khoản nào cấm người dân tu luyện Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công liên quan đến cả vấn đề sức khỏe và đức tin. Tương tự như ở nhiều quốc gia khác, công dân Việt Nam được đảm bảo quyền “bảo vệ sức khỏe” và quyền “tự do tín ngưỡng” theo quy định tại Điều 20 và Điều 24 của Hiến pháp năm 2013.
Trên cơ sở các nguyên tắc Hiến định đó, quan điểm của Nhà nước về Pháp Luân Công được thể hiện rõ ràng trong Công văn số 896/TGCP-TGK ngày 22/8/2014 của Ban Tôn giáo Chính phủ. Công văn nêu rõ rằng: “Pháp Luân Công ở Việt Nam không phải là một tổ chức tín ngưỡng hay tôn giáo, mà chỉ là một môn rèn luyện sức khỏe và tinh thần”. Do vậy, Chính phủ đã xác định Pháp Luân Công là một môn rèn luyện sức khỏe và tinh thần, và người dân hoàn toàn có quyền tự do thực hành cũng như tự do chia sẻ về những lợi ích và sự tốt đẹp của bộ môn này.
Tham khảo thêm:
Ý kiến của các Luật Sư và Tiến sĩ Luật tại Việt Nam trả lời “Tập Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam”:
Mời xem video: Tập Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam – phần 1
Mời xem video: Tập Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam – phần 2
Mời xem video: Pháp Luân Công dưới góc nhìn của những người làm trong ngành an ninh và quốc phòng
Nguyên nhân hiểu nhầm về việc Pháp Luân Công bị cấm
Các hiểu lầm về việc cấm Pháp Luân Công ở Việt Nam thường bắt nguồn từ thông tin không chính xác. Một số người nghĩ rằng Pháp Luân Công bị cấm do những hành động đàn áp ở Trung Quốc (đây là hành động vi phạm nhân quyền, tự do tín ngưỡng của người dân, đỉnh điểm là tội ác phản nhân loại: mổ sống cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công). Để bao che tội ác này, Đảng cộng sản Trung Quốc đã không ngừng tuyên truyền những thông tin sai sự thật về Pháp Luân Công và kiểm duyệt các thông tin trái chiều.



Bên cạnh đó, sự nhầm lẫn về tình trạng pháp lý của pháp môn này, sự thiếu hiểu biết về quyền tự do tín ngưỡng được bảo đảm trong Hiến pháp Việt Nam cũng là nguyên nhân khiến một số người hiểu nhầm.
Lợi ích có được từ Pháp Luân Công tại Việt Nam
Pháp Luân Công mang lại nhiều lợi ích cho người tu luyện tại Việt Nam và trên thế giới, bao gồm nâng cao tinh thần, đạo đức dựa trên thưc hành nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” và luyện tập các bài công pháp để cải thiện sức khỏe thể chất.
Những học viên Pháp Luân Công luôn ước thúc bản thân, làm người tốt và người tốt hơn nữa, điều này hoàn toàn có ích cho xã hội khi có nhiều người đang nỗ lực trở thành người tốt.
Nhiều học viên Việt Nam đã chia sẻ rằng việc thực hành Pháp Luân Công giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm căng thẳng, và tăng cường lòng từ bi cũng như sự kiên nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. Điều này dẫn đến việc giảm chi phí y tế, cải thiện sức khỏe cộng đồng, và nâng cao đạo đức cá nhân. Dưới đây là một trong những câu chuyện về Pháp Luân Công của các học viên tại Việt Nam:
Câu chuyện thứ nhất: “Sự đảo ngược kỳ diệu của khối u ác tính hiếm gặp khiến bác sĩ kinh ngạc”
Câu chuyện thứ hai: “22 năm nghiện ngập ma túy, cuộc đời được tái sinh nhờ tu luyện Đại Pháp”
Lời kết
Pháp Luân Công hoàn toàn không bị cấm ở Việt Nam. Pháp luật không có điều khoản nào ngăn cấm người dân tu luyện pháp môn này. Điều này cũng góp phần khẳng định rằng, tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người dân được bảo đảm và tôn trọng theo Hiến pháp Việt Nam.
Việc nắm rõ tính hợp pháp của Pháp Luân Công sẽ giúp mọi người tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác và tránh những hiểu lầm hay hành vi không đáng có. Đồng thời, việc hiểu đúng về Pháp Luân Công có thể mang đến cho mọi người cơ hội được thụ hưởng những lợi ích to lớn từ môn tu luyện chân chính này.
Tác giả: Đức Nghĩa