Pháp Luân Công được công nhận ở Việt Nam

Người dân Việt Nam tu luyện Pháp Luân Công
Người dân Việt Nam tu luyện Pháp Luân Công (Ảnh: Internet)

Pháp Luân Công đã được biết đến và thực hành một cách rộng rãi ở Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Tuy vậy, đây đó vẫn có dư luận rằng Pháp Luân Công chưa được công nhận tại Việt Nam. Bài viết này cung cấp thông tin về tính hợp pháp của Pháp Luân Công. 

Pháp Luân Công không phải là một tổ chức tôn giáo

Nhiều người hiểu nhầm rằng Pháp Luân Công là một tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên, Pháp Luân Công không có hệ thống tổ chức, không có trụ sở hay người đứng đầu, không thu tiền lập quỹ. Tất cả các hoạt động của người tu luyện đều dựa trên tinh thần tự nguyện, không có sự ép buộc hay tổ chức nào đứng sau. Điều này chứng minh rằng không phải là một tôn giáo

Pháp Luân Công là một môn tu luyện Phật gia

Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là môn tu luyện Phật gia, tu luyện cả tâm lẫn thân, lấy [việc] đồng hoá với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ làm căn bản. Năm bài công pháp của Pháp Luân Công đơn giản, dễ học nhưng có tác dụng kỳ diệu trong việc “cải biến bản thể”. Mục đích căn bản của Pháp Luân Công là giúp người chân tu đạt đến tầng thứ cao trong tu luyện và cuối cùng có thể “đắc Đạo, viên mãn”. Tuy vậy, Pháp Luân Công cũng “có tác dụng to lớn” đối với việc ổn định xã hội, nâng cao chuẩn mực đạo đức và cải thiện sức khỏe của con người.

Một số hình ảnh về những học viên Pháp Luân Công tại trên Thế giới
Một số hình ảnh về những học viên Pháp Luân Công tại trên Thế giới (Ảnh: Internet)

Pháp Luân Công được công nhận ở Việt Nam

Mặc dù có nhiều tranh cãi và hiểu lầm trong xã hội, sự thật là Pháp Luân Công được công nhận ở Việt Nam dưới dạng một phương pháp rèn luyện sức khỏe và tinh thần. Công văn số 896/TGCP-TGK ngày 22/8/2014 của Ban Tôn giáo Chính phủ đã khẳng định rằng Pháp Luân Công không phải là một tôn giáo hay tổ chức tín ngưỡng, mà là một môn rèn luyện giúp nâng cao sức khỏe và tu dưỡng tinh thần. Điều này cho thấy pháp môn này không bị cấm đoán mà đã được công nhận tại Việt Nam.

Ảnh chụp một phần Công văn số 896/TGCP-TGK ngày 22/8/2014 của Ban Tôn giáo Chính phủ
Ảnh chụp một phần Công văn số 896/TGCP-TGK ngày 22/8/2014 của Ban Tôn giáo Chính phủ

Tu luyện Pháp Luân Công và Quyền Công dân

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 tại Điều 25 quy định rõ quyền tự do hội họp, và quyền này được pháp luật bảo vệ. Những hoạt động tu luyện Pháp Luân Công như luyện công, đọc sách nhóm hoàn toàn không vi phạm pháp luật. Trái lại, việc cản trở các hoạt động này là vi phạm quyền tự do của công dân. Pháp Luân Công không nằm trong danh mục các hoạt động bị cấm theo quy định của pháp luật. Vì vậy, mọi người dân đều có quyền tu luyện Pháp Luân Công mà không bị giới hạn bởi Pháp luật.

Tu luyện Pháp Luân Công không vi phạm quy định về “tập trung đông người ở nơi công cộng”

Theo Thông tư số 09/2005/TT-BCA và Nghị định số 38/2005/NĐ-CP, hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng chỉ vi phạm pháp luật nếu nhằm mục đích đưa ra yêu cầu hoặc kiến nghị về quyền lợi. Tuy nhiên, các buổi tu luyện Pháp Luân Công chỉ đơn thuần là rèn luyện sức khỏe và không liên quan đến yêu cầu hay kiến nghị nào, do đó không vi phạm quy định về tập trung đông người. 

Lợi ích và giá trị cao đẹp mà Pháp Luân Công mang lại

Lợi ích về sức khỏe là một trong những điều đầu tiên người thực hành Pháp Luân Công có thể cảm nhận được. Qua các bài tu luyện nhẹ nhàng, chậm rãi và bài thiền định, người thực hành Pháp Luân Công có thể cải thiện thể chất, giảm căng thẳng, nâng cao sức đề kháng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhiều người thực hành Pháp Luân Công đã chia sẻ rằng họ đã vượt qua được những căn bệnh mãn tính hoặc cảm thấy khỏe mạnh hơn kể từ khi bắt đầu luyện tập các bài công pháp.

Dưới đây là câu chuyện về một Sĩ quan đã khỏi bênh nhờ thực hành Pháp Luân Công

Tuy nhiên, Pháp Luân Công không đơn thuần là một phương pháp rèn luyện sức khỏe như nhiều người nhìn nhận. Thực chất, Pháp Luân Công là một môn tu luyện Phật gia, có thể mang đến những giá trị tinh thần to lớn cho người thực hành. Pháp Luân Công giúp người tu luyện có được sự bình an nội tâm. Nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” giúp người tu luyện hướng đến một cuộc sống tinh thần cao cả, sống chân thật, thiện lương và nhẫn nhường trong mọi hoàn cảnh. Do đó, Pháp Luân Công không chỉ mang lại lợi ích kỳ diệu cho bản thân người tu luyện mà còn có tác dụng trong việc xây dựng một xã hội nhân ái, tốt đẹp hơn.

Kết luận

Pháp Luân Công đã được phổ truyền rộng khắp trên toàn thế giới. Trừ việc Pháp Luân Công bị cấm đoán và đàn áp ở Trung Quốc, tại nhiều quốc gia, Pháp Luân Công đã được đưa vào chương trình dạy học tại các bậc học để giúp nâng cao đạo đức, tinh thần và sức khỏe cho học sinh, sinh viên.

Một số hình ảnh Pháp Luân Công tại trường học trên thế giới
Một số hình ảnh Pháp Luân Công tại trường học trên thế giới (Ảnh: Internet)

Ở Việt Nam, Pháp Luân Công được công nhận như một pháp môn rèn luyện sức khỏe và tinh thần, mang lại nhiều lợi ích cho cả cá nhân và cộng đồng. Việc một cá nhân bất kỳ nào đó hiểu đúng và lan tỏa thông tin chính xác về Pháp Luân Công là thể hiện của lương tri, của tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng – một nghĩa cử cao đẹp và đáng được trân trọng. Qua đó, có thể giúp người dân xóa bỏ những hiểu lầm không đáng có của mình, đồng thời mang lại cho người dân cơ hội tiếp cận một phương pháp tu luyện toàn diện, giúp nâng cao cả tâm lẫn thân một cách vô cùng hiệu quả.

Tác giả: Minh Tâm

Bài viết liên quan

Họ là những Thiên Thần

Họ là những người điên hay Thiên Thần?

“Nếu bạn nhìn thấy chân tướng, nghe thấy chân tướng, xin hãy đón nhận chân tướng, tin tưởng chân tướng và truyền rộng chân tướng. Đó là chìa khóa để bạn mở ra cánh cửa hạnh phúc, là chiếc thang giúp bạn thoát khỏi đau khổ ở địa ngục, và là hy vọng của bạn…
Hoc-vien-Phap-Luan-Cong-dang-luyen-Bai-cong-phap-so-2

Sắc dục dưới góc nhìn của người tu luyện Pháp Luân Công

Sắc dục luôn là một chủ đề được quan tâm trong mọi nền văn hóa. Trong văn hóa truyền thống, dù ở thời đại nào, người xưa cũng khuyên con người tiết chế dục vọng, coi trọng đạo đức và tu dưỡng bản thân. Vậy, người tu luyện Pháp Luân Công nhìn nhận vấn đề…