
Kể từ tháng 8 năm ngoái, New York Times đã liên tục đăng tải ít nhất 11 bài viết tấn công Thần vận và những người tu luyện Pháp Luân Công. Những bài viết này có lập trường thiên lệch, và đưa tin có chọn lọc, không chỉ chứa đầy những tuyên bố sai sự thật mà còn chứa đầy thuật ngữ và quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Mục lục
Bài viết tấn công của New York Times tràn ngập dấu ấn của Đảng Cộng sản Trung Quốc
11 bài viết trên tờ New York Times không đề cập đến những đóng góp đầy cảm hứng mà Pháp Luân Công, với tư cách là một nhóm tín ngưỡng tôn giáo, đã mang lại cho xã hội loài người về mặt nhân quyền, đạo đức, nghệ thuật và phương tiện truyền thông. Thay vào đó, chúng chứa đầy thuật ngữ và phong cách tường thuật của ĐCSTQ.
Những người tu luyện Pháp Luân Công và các nhóm liên quan được mô tả là một đám tín đồ “cuồng tín”, mù quáng và là một “nhóm tu luyện tâm linh Trung Quốc bí ẩn và tương đối kín tiếng”. Ngay cả trong các văn bản giới thiệu, tờ New York Times hiếm khi đề cập đến các nguyên tắc cốt lõi của Pháp Luân Công là “Chân-Thiện-Nhẫn”.
Vào trước năm 2004, trong một bài báo trên New York Times (tiêu đề đã được đổi vào năm 2006 thành “Sự bùng nổ chứng khoán thực sự của Trung Quốc: Một loại cult”), Pháp Luân Công và một số hội nhà thờ Kitô giáo ngầm ở Đại lục đã được gọi là Cult (tà giáo) hoặc Sect (giáo phái).
Cách nói này bắt chước giọng điệu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Cult hoặc Sect tương tự như cách nói “Hội kín” của Đảng. Tuy nhiên, bài viết lại không đề cập đến việc Đảng Cộng sản thù địch với tôn giáo, định nghĩa tôn giáo của họ thì cực kỳ hẹp hòi và hình thức, “Hội kín” và “tà giáo” là cái cớ mà ĐCSTQ dùng để đàn áp và trấn áp các bên tín ngưỡng không muốn hợp tác với họ.

Người sáng lập Ủy ban Bảo vệ Sự thật về Đàn áp Tôn giáo Trung Quốc, ông Lý Thế Hùng, cho rằng bài viết của New York Times không chỉ có cùng giọng điệu với ĐCSTQ, mà còn giúp ĐCSTQ biện hộ cho chế độ độc ác này.
Thực tế, ngoài máy móc tuyên truyền của Đảng Cộng sản, ngay cả trong Danh sách tà giáo mà Bộ Công an Trung Quốc công bố, cũng không có Pháp Luân Công.
Các học giả nghiên cứu về Tôn giáo Trung Quốc và các nhà nghiên cứu nhân quyền đều cho rằng những nhãn mác này là vô căn cứ.
Tiến sĩ Benjamin Penny là một trong những chuyên gia hàng đầu được công nhận trong nghiên cứu Pháp Luân Công và Tôn giáo Trung Quốc. Ông đã nói trong tác phẩm của mình rằng, “Pháp Luân Công có nhiều đặc điểm liên quan đến tôn giáo hiện tại và quá khứ cũng như trên toàn thế giới,” và “Định nghĩa về tôn giáo của Trung Cộng (ĐCSTQ) rất đặc thù và chính trị hóa, nếu Pháp Luân Công tuyên bố mình là một tôn giáo, họ sẽ ngay lập tức bị đàn áp.”
Theo một báo cáo của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp năm ngoái, từ năm 1999 đến năm 2002, New York Times đã đăng tổng cộng 58 bài viết liên quan đến Pháp Luân Công, trong đó có 44 bài là báo cáo tiêu cực hoặc không chính xác.
Khi đề cập đến Pháp Luân Công, các thuật ngữ và tính từ của ĐCSTQ chiếm ưu thế, bao gồm: “tà ác”, “nguy hiểm”, “bí mật” và “lừa dối”. Từ mang nghĩa tiêu cực phổ biến nhất là “tà giáo” của ĐCSTQ (hoặc dịch là “evil sect”), chính nó là bản dịch của thuật ngữ tiếng Trung “邪教” (tà giáo).
Bài viết của New York Times cũng đề cập rằng buổi biểu diễn Thần vận mang “thông điệp chính trị”.
Kiểu hùng biện này cũng lặp lại giọng điệu của ĐCSTQ. Trong khi ĐCSTQ đàn áp và bức hại các học viên Pháp Luân Công, nó cũng mô tả các hành động chống bức hại của Pháp Luân Công là “làm chính trị”.
Cộng đồng quốc tế công nhận cuộc bức hại nhóm Pháp Luân Công của ĐCSTQ là một hành vi vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn. Tờ New York Times đã không áp dụng những luận điệu có sẵn ở trong nước mà chọn những luận điệu của ĐCSTQ cách xa hàng nghìn dặm. Có vẻ như nếu các nạn nhân không được phép lên tiếng phản đối cuộc bức hại và họ âm thầm cho phép ĐCSTQ bức hại và tẩy não họ thì đó không phải là “làm chính trị”.
Thành kiến của tờ New York Times đối với Pháp Luân Công dường như đã thấm sâu vào tờ báo.
Cựu nhạc sĩ Thần vận Eugene Liu, người đã từng được New York Times phỏng vấn, cho The Epoch Times biết rằng ấn tượng của ông là các phóng viên Nicole Hong và Michael Rothfeld khi tiếp xúc với Thần vận đã có định kiến trước rằng Thần vận là “tà ác”, “cố gắng dựng lại một cái gì đó từ khung nhìn này, thay vì bắt đầu từ một tờ giấy trắng.”
Ông Eugene Liu cho biết, “Nếu nội dung của bài báo chỉ phản ánh quan điểm của họ, điều này sẽ tạo ra chấn động lớn hơn và dẫn đến những kết quả bất ổn hơn.”
Phó giáo sư Phùng Trung Nghĩa tại Đại học Sydney cho rằng, một số phương tiện truyền thông phương Tây không loại trừ có những người đã bị Đảng Cộng sản mua chuộc. Tuy nhiên, cũng có những người thuộc về vấn đề chính trị, bản thân họ mang tâm lý kiêu ngạo, đối với chế độ cộng sản, họ được gọi là “những kẻ ngốc có ích.” Họ nghĩ rằng mình đang làm điều tốt, nhưng thực ra đang giúp kẻ ác và trở thành tay sai cho kẻ mạnh.
Chủ nghĩa cộng sản và tôn giáo
Điều gì khiến các phóng viên của New York Times cho rằng một tổ chức tín ngưỡng hòa bình là “tà giáo”? Đặc biệt là khi Pháp Luân Công và Thần vận rất được ưa chuộng ngoài lãnh thổ Trung Quốc cộng sản và khơi dậy tinh thần đạo đức, trong khi điều này lại nằm trong khuôn khổ pháp lý cho phép ở Mỹ.
Bài viết của New York Times cho rằng buổi biểu diễn Thần vận đề cập đến “vô thần luận và thuyết tiến hóa,” và tỏ ra ngạc nhiên trước một cuốn sách của The Epoch Times mô tả sự tà ác của chủ nghĩa cộng sản.
Đoạn văn này vô tình tiết lộ một thông điệp gây sốc: đối với nội dung của buổi biểu diễn Thần vận, nhằm phục hồi những giá trị đạo đức truyền thống bị bóp méo bởi chủ nghĩa cộng sản vô thần và thuyết tiến hóa. New York Times dường như không công nhận điều đó.
Họ có phải đang biện hộ cho “vô thần luận và thuyết tiến hóa” cũng như cho chủ nghĩa cộng sản không?
Nếu nhìn lại lịch sử cận đại, không khó để nhận ra rằng vô thần luận và thuyết tiến hóa là nền tảng lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản, và những kẻ thù ghét tôn giáo nhất cũng đến từ những người cộng sản.
Khinh thường và tiêu diệt tôn giáo là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chủ nghĩa cộng sản. Trong từ điển của chủ nghĩa cộng sản, “tôn giáo là thuốc phiện tinh thần của nhân dân,” “chủ nghĩa cộng sản bắt nguồn trực tiếp từ vô thần luận.”
Sách giáo khoa “ABC của Chủ nghĩa Cộng sản” của Liên Xô viết rằng: chủ nghĩa cộng sản và tín ngưỡng tôn giáo không thể hòa hợp.
Ông Lênin nói rằng vô thần luận là một phần không thể tranh cãi và không thể tách rời của chủ nghĩa Marx; Ông Stalin từng tuyên bố với toàn quốc rằng sẽ thực hiện “kế hoạch năm năm về vô thần,” khi đó đất nước Liên Xô sẽ trở thành “mảnh đất màu mỡ của vô thần cộng sản.”
Ông Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố: “Trung Quốc cộng sản không cần tôn giáo.”

Học thuyết tiến hóa của Darwin, như một loại thế giới quan, là một trong những nền tảng lý thuyết cực kỳ quan trọng của chủ nghĩa cộng sản, không chỉ là nền tảng của vô thần luận mà còn là nền tảng của đấu tranh giai cấp. Những người cộng sản đều rất yêu thích thuyết tiến hóa.
Nhà sử học Hofstadter chỉ ra rằng: hầu hết các nhà Marxist chính thống ban đầu “cảm thấy rất thoải mái trong bầu không khí của Darwin”; trên kệ sách của các hiệu sách xã hội chủ nghĩa ở Đức, tác phẩm của Darwin và Marx được trưng bày cạnh nhau.
Khi Stalin còn là một sinh viên thần học, ông đã trở thành một người ủng hộ cuồng nhiệt thuyết Darwin, sau đó trở thành một người vô thần.
Tác phẩm nghệ thuật duy nhất trong văn phòng của Lênin là một bức tượng: một con khỉ ngồi trên cuốn “Thuyết Tiến Hóa” của Darwin, nhìn chằm chằm vào một cái sọ người được đặt trên tay phải.
Ông Marx tự nói rằng “sự chọn lọc tự nhiên” của Darwin đã đặt nền tảng cho “đấu tranh giai cấp” trong lịch sử.
Dưới cái nhìn méo mó của những người cộng sản, lòng thiện tín, hòa bình phi bạo lực và đức hạnh yêu thương cả người và mình mà tôn giáo nhấn mạnh, đã bị giải thích là phương tiện cho đấu tranh giai cấp và đấu tranh quyền lực.
Tôn giáo nếu không phải là phương tiện kiếm lợi thì cũng là sự lừa gạt, hoặc là công cụ để giai cấp thống trị làm ngu dân. Nếu là tôn giáo ngoại lai như Kitô giáo, còn bị gán cho cái tội là công cụ xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.
Khi đạo đức bị giải thích thành thuộc tính của giai cấp, từ đó mất đi sức ràng buộc đối với con người, thì chủ nghĩa cộng sản đã lần đầu tiên cung cấp một lý thuyết hoàn chỉnh cho việc giết người hàng loạt, nói dối và những hành vi tương tự trong lịch sử nhân loại.
Trong “Cuốn sách đen của chủ nghĩa cộng sản” liệt kê số người chết do chủ nghĩa cộng sản gây ra thật đáng kinh ngạc: ở Liên Xô, số người chết gần 20 triệu; ở Trung Quốc, số người chết là 65 triệu; ở Việt Nam, số người chết là 1 triệu; ở Campuchia, số người chết là 2 triệu; ở Đông Âu, số người chết là 1 triệu; ở châu Phi, số người chết là 1.7 triệu; ở Afghanistan, số người chết là 1.5 triệu; ở Triều Tiên, số người chết là 2 triệu (và vẫn đang gia tăng). Tổng cộng, các chế độ cộng sản đã giết hại khoảng 100 triệu người – gấp bốn lần số người bị giết bởi phát xít – khiến chủ nghĩa cộng sản trở thành hệ tư tưởng tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại.
Dưới sự thanh trừng trong vài thập kỷ qua, tôn giáo đã trở thành một thuật ngữ chính trị nhạy cảm tiêu cực ở Trung Quốc đại lục, phần lớn mọi người tránh né từ “tôn giáo.”
Năm 2015, một cuộc khảo sát của Gallup cho thấy có 61% người Trung Quốc cho rằng họ là vô thần – trong khi tỷ lệ trung bình của những người vô thần ở các nơi khác trên thế giới chỉ là 11%.
Năm 2014, Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ công bố một báo cáo cho thấy: ở Trung Quốc, chỉ có 14% người được hỏi tin rằng đạo đức có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo.
Tại Trung Quốc, kể từ khi Chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, những thành quả pháp trị còn lại đã bị phá hủy. Chính quyền đang gia tăng đàn áp tự do tín ngưỡng tôn giáo trong nước, dẫn đến việc các nhóm tín ngưỡng độc lập mất đi không gian sinh tồn.
Trong thực tiễn, các môn “Tư tưởng và Đạo đức” ở cấp tiểu học và “Tư tưởng Chính trị” ở cấp trung học đều dựa trên chủ nghĩa duy vật Marx, nhiều trường đại học còn thống kê riêng tình trạng tín ngưỡng tôn giáo của sinh viên mới nhập học hàng năm, nhằm ngăn chặn những “thế lực bên ngoài” và các tổ chức tôn giáo “xâm nhập và phá hoại trường học.”
Thần Vận thể hiện một Trung Quốc không có chủ nghĩa cộng sản
Thần Vận không chỉ đơn thuần là một buổi biểu diễn, mà là sự phục hưng văn hóa và đức hạnh truyền thống của Trung Quốc trước khi có Chủ nghĩa Cộng sản.
Việc xóa bỏ ảnh hưởng hủy hoại của Chủ nghĩa vô thần và Thuyết tiến hóa do Chủ nghĩa Cộng sản áp đặt đối với văn hóa đạo đức cũng là điều tất yếu.
Các nghệ sĩ Thần Vận hoàn toàn tránh được ảnh hưởng của Văn hóa Đảng Cộng sản. Trong các tiết mục của Thần Vận, không chỉ thể hiện những giá trị truyền thống như lòng nhân ái, sự nhẫn nhịn và thiện ác hữu báo, mà còn khắc họa một Trung Quốc không có Đảng Cộng sản trong quá khứ và viễn cảnh tương lai đầy cảm hứng. Bên cạnh đó, chương trình cũng vạch trần cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công và tinh thần phản kháng trước sự bức hại này.
Tinh thần này phù hợp với nguyên tắc thành lập nước Mỹ. Việc thành lập nước Mỹ là do một nhóm người theo đạo Tin Lành trốn chạy khỏi sự đàn áp tôn giáo. Nước Mỹ được xây dựng trên nền tảng tôn giáo, tức là một quốc gia dưới sự lãnh đạo của Chúa, với những người có đạo đức, chống lại bạo quyền, và “để tiếng nói tự do vang lên.”
Tối 16/01, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Tướng Michael Flynn, cho biết, “Thần Vận đang cho thế giới thấy hình ảnh mà Trung Quốc nên có, và cũng nhắc nhở chúng ta rằng những gì chúng ta thấy từ chính quyền Đảng Cộng sản hoàn toàn trái ngược với những gì Thần Vận thể hiện cho toàn thế giới, đó mới là diện mạo mà Trung Quốc sẽ có.”
Ngày 17/01, diễn viên nổi tiếng Nhật Bản, Yokonai Masakatsu, sau khi xem Thần Vận, cho biết: “Trung Quốc có một nền văn hóa truyền thống phong phú như vậy, sức mạnh của truyền thống thật đáng kính. Dù có sự khác biệt về dân tộc, vẫn có thể tạo ra sự đồng cảm mà không có trở ngại.”

Thần Vận cũng mang đến cho mọi người một trải nghiệm thiêng liêng hiếm có
Ngày 3/01, bà Czechowska, người đã làm việc tại Lãnh sự quán Ba Lan ở Trung Quốc trong nhiều năm, cho biết: “Tôi rất xúc động. Ở Ba Lan, thậm chí ở toàn bộ châu Âu, mọi người cũng tin vào thần linh, nhưng chưa bao giờ được thể hiện theo cách này. Năng lượng thiêng liêng mà Thần Vận mang đến thật sự quá tuyệt vời!”
Ngày 4/02, Giám mục Perea Castrillón của Giáo hội Anh giáo châu Âu sau khi xem buổi biểu diễn Thần Vận đã ca ngợi: “Tôi phải nói rằng, toàn bộ buổi biểu diễn, vũ điệu, âm nhạc, sau sự hài hòa, thông điệp mà tôi nhận được là, một nhóm người có thể trở thành một tổng thể, chỉ khi tinh thần và linh hồn của mỗi người – những năng lượng tối cao này – hợp nhất lại với nhau.”
Nữ nhà văn gốc Hoa, bà Thịnh Tuyết, Phó Chủ tịch của Mặt trận Dân chủ toàn cầu, đã cho Epoch Times biết rằng, xã hội nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau đến ngày hôm nay, nhưng với sự xuất hiện của Chủ nghĩa Cộng sản, toàn bộ thế giới và xã hội nhân loại đều phải chịu đựng hậu quả. Không có bất kỳ lý do nào khác – dù là thiên tai hay nhân họa hay lý thuyết xã hội – có thể so sánh với thảm họa mà Chủ nghĩa Cộng sản mang lại.
Bà Thịnh Tuyết cho biết, cộng đồng tu luyện Pháp Luân Công đã phân tích và phơi bày Chủ nghĩa Cộng sản một cách sâu sắc, từ mọi khía cạnh, đều chạm đến điểm yếu của Đảng Cộng sản. Điều này thực sự cung cấp cho mọi người một góc nhìn mới, cho thấy một xã hội, quốc gia, con người và môi trường không có Chủ nghĩa Cộng sản nên như thế nào.
New York Times có phải là chiến trường tuyên truyền của Chủ nghĩa Cộng sản không?
So sánh thì có vẻ như New York Times rất yêu thích Chủ nghĩa Cộng sản, miêu tả Chủ nghĩa Cộng sản là một sự nghiệp cao quý, lãng mạn hóa và tô vẽ Chủ nghĩa Cộng sản là một nội dung quan trọng của New York Times.
Năm 2017 đánh dấu 100 năm cuộc cách mạng Nga, The Epoch Times bắt đầu đăng tải loạt bài phơi bày lịch sử đẫm máu của Chủ nghĩa Cộng sản, tiết lộ cách mà Chủ nghĩa Cộng sản thực hiện các hành vi bạo lực và những gì nó vẫn dự định làm ngày nay, trong khi đó, New York Times lại đi theo hướng ngược lại.
New York Times từ đầu năm 2017, với tốc độ một bài mỗi tuần, đã mất gần một năm để đăng tải loạt bài “Thế kỷ đỏ” nhằm tô vẽ cho Chủ nghĩa Cộng sản.
Bài viết “Chiến binh sinh thái của Lênin” nói rằng, Lênin là “một người đam mê đi bộ và cắm trại lâu dài”, ông đã biến nước Nga thành “người tiên phong về môi trường toàn cầu.” Nhưng bài viết không đề cập đến việc Lênin cũng là một kẻ gây ra thảm sát, trong bốn tháng đầu cầm quyền, ông ta đã xử án các đối thủ chính trị nhiều hơn so với số người mà Sa hoàng đã xử án trong toàn bộ thế kỷ trước.
Các bài viết lãng mạn hóa khác có tiêu đề như “Cuộc sống tình yêu của Bolshevik” và “Phận đời phụ nữ trong cách mạng Cộng sản Trung Quốc” và nhiều bài khác nữa.
Cũng có những bài viết với tiêu đề như “Mao Trạch Đông đã tạo ra Chủ nghĩa Cộng sản để xây dựng nước Trung Quốc mới”, tiêu đề này lấy trực tiếp từ khẩu hiệu tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Loạt bài “Thế kỷ Đỏ” đã không đề cập đến những cuộc diệt chủng khét tiếng, khủng bố đỏ dưới Chế độ Cộng sản, cũng như số người chết bất thường lên đến hàng trăm triệu do hệ tư tưởng này gây ra.
Năm 2017, New York Times cũng từng đăng các bài viết như “Hãy cho Chủ nghĩa Xã hội một cơ hội”, tuyên bố “có lẽ không nên coi Lênin và những người Bolshevik là những con quỷ điên cuồng nữa”; và “Đảng Cộng sản đã dẫn dắt Trung Quốc đến thành công như thế nào”, với tiêu đề tương tự như bài viết “Tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể thành công?” được đăng trên các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc.
Năm 2018, New York Times đăng một bài xã luận với tiêu đề “Chúc mừng sinh nhật, Karl Marx, ông đã đúng”, trong đó viết rằng, “Chúng ta nhất định sẽ tiếp tục trích dẫn quan điểm của ông và xác nhận ý tưởng của ông, cho đến khi xã hội mà ông nỗ lực xây dựng, xã hội mà ngày càng nhiều người trong chúng ta khao khát, cuối cùng được hiện thực hóa.”
New York Times cũng đăng một hoặc hai bài viết chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sản để cân bằng thông tin, nhưng không cân xứng.
Sự đưa tin thiên vị của New York Times gây khó hiểu ngay cả đối với người trong nội bộ. Năm 2016, Biên tập viên công (người giám sát) của New York Times, Elizabeth Spayd, đã viết: “Những người bảo thủ, thậm chí nhiều người ôn hòa, đều coi New York Times là một thế giới quan ‘bang xanh’ (ám chỉ các bang có xu hướng ủng hộ đảng Dân chủ)”. Bà nói thêm: “Một tờ báo chỉ thu hút được một nửa dân số Mỹ đã làm tổn hại nghiêm trọng đến sứ mệnh công của mình.”
Cuốn sách “The Gray Lady Winked” (tạm dịch: Quý bà Xám Nháy mắt) của Ashley Rindsberg chỉ ra rằng gia đình Sulzberger hiện vẫn đang kiểm soát New York Times, họ là trụ cột của giới trí thức Mỹ có xu hướng cánh tả, có học thức và thường giàu có, ngay từ đầu đã ủng hộ “thử nghiệm” của Liên Xô và các mục tiêu không tưởng của nó.
“Hậu quả của sự say mê ‘thử nghiệm Liên Xô’ này là rất thực tế và đau đớn, chỉ là không phải đối với những người theo chủ nghĩa lý tưởng phương Tây, những người vừa tận hưởng thành quả vật chất của nền kinh tế tự do, vừa mơ mộng về khu vườn bí mật Liên Xô.”
Ông Rindsberg nói: “Trong giai đoạn quan trọng đầu tiên khi Liên Xô trỗi dậy, tờ báo đã công khai đăng tải những tuyên truyền rõ ràng thiên vị Chủ nghĩa Cộng sản dưới dạng tin tức”, và điều này tiếp tục kéo dài suốt thời kỳ Liên Xô.
Sự cai trị độc tài của Mao Trạch Đông đã gây ra cái chết của khoảng 80 triệu người (Trung Quốc), nhưng ông ta lại được tờ báo này ca ngợi là “nhà cải cách ruộng đất dân chủ”.
Mỹ nhận ra tác hại của Chủ nghĩa Cộng sản
Sự thiếu hiểu biết về lịch sử tội ác của Chủ nghĩa Cộng sản cuối cùng sẽ gây nguy hiểm.
Một bài báo năm 2019 trên tờ The National Interest (TNI) chỉ ra rằng, khi tờ New York Times lan truyền hình ảnh méo mó về Chủ nghĩa Cộng sản, những thế hệ chưa từng chứng kiến sự khủng khiếp của Chủ nghĩa Cộng sản có thể bị dẫn dắt để tin vào câu nói sáo rỗng: “Chủ nghĩa Cộng sản thực sự chưa bao giờ được thử nghiệm”.
Như nhà sử học Sean McMeekin đã viết trong cuốn sách “Cuộc Cách mạng Nga” của mình, sau khi Chủ nghĩa Cộng sản “trải qua thảm họa khét tiếng trong suốt một thế kỷ qua… không ai nên lấy sự thiếu hiểu biết làm cái cớ”.
Ông Marc A. Thiessen, cựu người viết diễn văn chính cho Tổng thống Bush và là nhà nghiên cứu tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, đã viết rằng, đáng buồn thay, quan điểm méo mó về Chủ nghĩa Cộng sản này đang được truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Một cuộc thăm dò gần đây của Quỹ Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản cho thấy chỉ có 36% thế hệ Millennials (thế hệ thiên niên kỷ) của Mỹ có quan điểm “rất tiêu cực” về Chủ nghĩa Cộng sản – đây là thế hệ duy nhất ở Mỹ có tỷ lệ này thấp hơn đa số.
Tệ hơn nữa, 32% người được hỏi tin rằng số người chết dưới thời Bush nhiều hơn số người chết dưới thời Stalin. Sự thiếu hiểu biết này thật đáng kinh ngạc, thế hệ đầu tiên sau Chiến tranh Lạnh lớn lên gần như hoàn toàn không biết gì về sự tàn ác của Chủ nghĩa Cộng sản.
Nhà văn người Séc Milan Kundera từng mô tả cuộc đấu tranh chống Chủ nghĩa Cộng sản là “cuộc chiến giữa ký ức và sự lãng quên”. Các chế độ Cộng sản không chỉ giết hại nạn nhân mà còn cố gắng xóa bỏ ký ức và nhân tính của họ.
Ông Thiessen nói rằng thật đáng xấu hổ khi những tội ác chống lại ký ức và nhân tính của Chủ nghĩa Cộng sản vẫn đang được tờ New York Times tô hồng.
Tuy nhiên, trẻ em Mỹ có thể sẽ sớm bắt đầu học về sự nguy hiểm của Chủ nghĩa Cộng sản.
Vào ngày 6 tháng 12 năm ngoái, Hạ viện Quốc hội Mỹ đã thông qua “Đạo luật Giáo dục Quan trọng về Chủ nghĩa Cộng sản” (Crucial Communism Teaching Act) với kết quả áp đảo 327 phiếu thuận so với 62 phiếu chống, nhằm mục đích giáo dục học sinh Mỹ về tác hại và ảnh hưởng lịch sử của Chủ nghĩa Cộng sản.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã lên án Chủ nghĩa Cộng sản. Vào năm 2023, ông đã đề cập đến việc “đuổi Chủ nghĩa Cộng sản đi”; vào tháng 5 năm 2024, ông trực tiếp chỉ trích Chủ nghĩa Mác “là một tà giáo đến từ địa ngục”.
Vào ngày 6/02, ông Trump tuyên bố thành lập Ủy ban Tự do Tôn giáo và Văn phòng Tín ngưỡng Nhà Trắng. Trump nói, “Ủy ban này sẽ làm việc không mệt mỏi để bảo vệ quyền cơ bản nhất này.
Yến Sơn (Dịch từ bản gốc tiếng Trung: https://www.epochtimes.com/b5/25/3/8/n14453984.htm)