Giới thiệu về Múa cổ điển Trung Quốc

Một màn biểu diễn múa cổ điển tái hiện lịch sử Trung Quốc xưa (Nguồn: Shen Yun Creations)
Một màn biểu diễn múa cổ điển tái hiện lịch sử Trung Quốc xưa (Nguồn: Shen Yun Creations)

Múa cổ điển Trung Quốc có nền tảng 5.000 năm văn hóa Trung Hoa đồ sộ, là một hình thức biểu diễn hình thể trong thể hệ nghệ thuật. Hình thức này cũng đã phát triển thành một trong những thể hệ vũ đạo hoàn chỉnh và đồ sộ nhất thế giới.

Đặc điểm của Múa cổ điển Trung Quốc

Múa cổ điển Trung Quốc có hai đặc trưng nổi bật sau:

Thứ nhất, múa cổ điển Trung Quốc chú trọng “thân vận”, “thân pháp” và “kỹ thuật”.

“Thân vận” ở đây chỉ thủ pháp sử dụng tình cảm đặc định bên trong thông qua thân pháp mà thể hiện ra ngoài.

“Thân pháp” là kỹ thuật và phương thức biểu đạt bề ngoài, bao gồm các động tác và tư thế tinh xảo. Mặc dù nhiều tư thế trông đơn giản, nhưng chúng đều đòi hỏi sự kết hợp hoàn hảo của tất cả các bộ phận trên cơ thể.

Về “Kỹ thuật” trong múa cổ điển Trung Quốc, đây là các kỹ thuật rất khó, bao gồm bật và nhảy, xoay và lật người. Những kỹ thuật này nhằm bổ sung cho thần thái và thân pháp.

Thứ hai, múa cổ điển Trung Quốc chú trọng nội hàm văn hóa.

Múa cổ điển Trung Quốc chứa đựng nội hàm văn hóa sâu xa, mà cái gốc căn bản của nó là văn hóa truyền thống Trung Quốc. Văn hóa ấy là lý tưởng về sự hòa hợp giữa trời và đất, cũng như tấm lòng tôn kính đối với Thần linh. Hơn nữa, văn hóa ấy còn là văn hóa “Thần truyền”, bởi người Trung Quốc cổ đại tin rằng Thần linh ban tặng con người sự sống cùng với hầu hết các khía cạnh khác của văn hóa Trung Quốc. Chính bởi nội hàm văn hóa truyền thống thể hiện qua ngôn ngữ vũ đạo phong phú, múa cổ điển Trung Quốc có thể biểu đạt các loại tình cảm, tính cách con người và tình tiết câu chuyện một cách sống động.

Ngoài ra, múa cổ điển Trung Hoa là một loại hình nghệ thuật kể chuyện, nghĩa là thông qua vũ đạo mà kể lại các câu chuyện văn hóa xưa. Vì thế, để tái hiện một cách chân thực và trọn vẹn nhất những câu chuyện, diễn viên múa cần thấu hiểu được các nhân vật lịch sử vĩ đại, điều đó có nghĩa họ phải hiểu bối cảnh văn hóa của những câu chuyện này.

Múa cổ điển Trung Quốc là loại hình nghệ thuật múa được xây dựng trên nền tảng mỹ học truyền thống sâu sắc. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến các hệ thống vũ đạo và thể dục khác trên thế giới, trong đó có các môn thể thao và múa ba-lê hiện đại.

Sự khác nhau giữa múa cổ điển Trung Quốc và các loại hình khác

Thoạt nhìn, nhiều người có thể cảm thấy các động tác trong múa cổ điển Trung Quốc giống với múa ba-lê hay võ thuật, thậm chí cả một số môn thể thao. Tuy nhiên, thực ra các loại hình này rất khác nhau.

Điểm khác biệt lớn nhất của múa cổ điển Trung Quốc với các loại hình khác nằm ở việc múa cổ điển Trung Quốc chú trọng vẻ đẹp nội tại và cách thể hiện thế giới nội tâm thông qua kỹ thuật tinh xảo trong từng động tác. Cụ thể như sau:

Múa cổ điển Trung Quốc và múa ba-lê truyền thống

Nếu múa ba-lê truyền thống chú trọng ngoại hình và cách biểu diễn kỹ thuật, thì múa Trung Quốc cổ điển lại chú trọng vẻ đẹp nội tại và cách thể hiện nội tâm nhân vật. Nếu tư thế trong múa ba-lê truyền thống thường có tạo hình thường theo đường thẳng thể hiện sự dứt khoát, thì tư thế trong múa Trung Quốc cổ điển lại thường có tạo hình theo hình cung tròn thể hiện sự uyển chuyển.

Sự khác biệt giữa múa cổ điển Trung Quốc và múa ba-lê truyền thống (Nguồn: Tổng hợp từ Internet)
Sự khác biệt giữa múa cổ điển Trung Quốc và múa ba-lê truyền thống (Nguồn: Tổng hợp từ Internet)

Lý do lớn nhất dẫn đến sự khác biệt này nằm ở bối cảnh lịch sử và văn hóa của hai loại hình nghệ thuật trên.

Về mặt lịch sử, múa ba-lê có thời gian hình thành muộn hơn so với múa cổ điển Trung Quốc, bắt đầu từ thế kỷ XV, do vua Louis XIV sáng tạo ra. Loại hình này bắt nguồn từ vũ đạo trong cung đình nên có nhiều yêu cầu nghiêm khắc đối với động tác để phù hợp với quy tắc trong cung. Trong khi đó, múa cổ điển Trung Quốc có nền tảng văn hóa 5000 năm lâu đời. Loại hình này là sự kết hợp của vũ điệu cung đình, dân gian, hý kịch cũng như võ thuật nên có sự kết hợp linh hoạt trong các động tác thể hiện nội hàm văn hóa sâu xa.

Về mặt văn hóa, văn hóa phương Tây chú trọng tả thực, ngoại hình cũng như kỹ thuật tinh xảo và độ chuẩn xác cao. Ngược lại, văn hóa truyền thống Trung Quốc lại chú trọng tả ý cũng như nội hàm bên trong, để lại cho người xem không gian tưởng tượng phong phú.

Múa cổ điển Trung Quốc với võ thuật

Trong võ thuật, các động tác cần nhanh nhạy và dứt khoát để ứng phó đối thủ. Tuy nhiên, trong múa cổ điển Trung Quốc, các động tác lại chậm rãi, uyển chuyển hơn để thể hiện nội tâm nhân vật, bởi sự thể hiện nội tâm là chìa khóa của múa cổ điển Trung Quốc.

Thực ra, “Vũ” và “Võ” đều xuất phát từ nguồn gốc văn hóa Trung Hoa lâu đời nên trong động tác có những nét giống nhau. Trong tiếng Trung, “Vũ” và “Võ” có cùng phát âm /wu/, càng thể hiện rõ mối liên hệ giữa vũ đạo và võ đạo trong văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Sự tương đồng trong động tác của Vũ đạo và Võ đạo (Nguồn: Shen Yun Performing Arts)
Sự tương đồng trong động tác của Vũ đạo và Võ đạo (Nguồn: Shen Yun Performing Arts)

Múa cổ điển Trung Quốc và các động tác trong thể thao

Các động tác trong thể thao chú trọng kỹ thuật và cách thể hiện bên ngoài. Các kỹ thuật trong thể thao là điểm cốt lõi của các cuộc thi, tức là các kỹ thuật ấy được rèn luyện phục vụ cho việc thi đấu của các vận động viên, chứ không thể hiện nội tâm của họ.

Trong khi đó, múa cổ điển Trung Quốc lại chú trọng nội tại của diễn viên múa cũng như cách thể hiện nội tâm nhân vật. Các kỹ thuật nâng cao như bật và nhảy, xoay và lật người, cùng với việc kiểm soát tư thế trong các động tác làm nổi bật và đem thêm năng lượng vào vũ đạo.

Sự tương đồng giữa các động tác trong múa cổ điển Trung Hoa và thể thao (Nguồn: Shen Yun Performing Arts)
Sự tương đồng giữa các động tác trong múa cổ điển Trung Hoa và thể thao (Nguồn: Shen Yun Performing Arts)

Có thể có người thấy nhiều động tác trong thể thao giống với múa cổ điển. Kỳ thực, các động tác đó bắt nguồn từ nền văn hóa Trung Hoa.

Như vậy, “vẻ đẹp nội tại’’ hay “thế giới nội tâm” – điểm độc đáo của múa cổ điển Trung Quốc, cũng là sự khác biệt cốt lõi với các loại hình khác – đã giúp múa cổ điển Trung Quốc ngày càng thu hút nhiều khán giả trên thế giới.

Thưởng thức Múa cổ điển Trung Quốc ở đâu?

Hiện nay, có hai phương thức chính để thưởng thức loại hình nghệ thuật này: trực tiếp và trực tuyến.

Với hình thức trực tiếp, người xem có thể mua vé tham gia các buổi diễn của Đoàn nghệ thuật Thần Vận (Shen Yun). Đây là đoàn nghệ thuật múa cổ điển Trung Quốc hàng đầu thế giới, thông qua loại hình nghệ thuật cổ điển để phục hưng và hồng dương văn hóa truyền thống Trung Hoa chân chính.

Chi tiết xem tại: https://vi.shenyunperformingarts.org/

Biểu diễn Shen Yun tại nhà hát (Nguồn: The Epoch Times)
Biểu diễn Shen Yun tại nhà hát (Nguồn: The Epoch Times)
Người xem có thể truy cập nền tảng Tác Phẩm Thần Vận (Shen Yun Zuo Pin) với hình thức trực tuyến
Người xem có thể truy cập nền tảng Tác Phẩm Thần Vận (Shen Yun Zuo Pin) với hình thức trực tuyến

Với hình thức trực tuyến, người xem có thể truy cập nền tảng Tác Phẩm Thần Vận (Shen Yun Zuo Pin). Đây là một nền tảng trực tuyến, bao gồm các buổi biểu diễn Thần Vận được yêu thích, các buổi hòa nhạc của Dàn nhạc Giao hưởng, các vở opera nhỏ nguyên bản, phỏng vấn các ngôi sao của Shen Yun, các bộ phim ngắn hài hước và hơn thế nữa.

Các tác phẩm Thần Vận: Shen Yun Zuo Pin

Khiết Tâm (sưu tầm và giới thiệu)

Bài viết liên quan

Ky-thuat-mua-co-dien-Trung-Quoc-xoay-tha

Giới thiệu Thuật ngữ múa cổ điển Trung Quốc: Xoay thân

“Xoay thân” là một trong những kỹ thuật độc đáo của Múa cổ điển Trung Quốc, kết hợp đầy đủ các yếu tố “Ninh” (xoắn), “Khuynh” (nghiêng), “Viên” (tròn), “Khúc” (uốn cong), biến hóa đa dạng, biểu cảm phong phú. “Xoay thân” có thể được sử dụng như một động tác chuyển tiếp, cũng có…
Giới thiệu Thuật ngữ múa cổ điển Trung Quốc: Nhào lộn & lật

Thuật ngữ Múa cổ điển Trung Quốc: Nhào lộn & Lật

Trong Múa cổ điển Trung Quốc, ngoài bộ huấn luyện kỹ năng cơ bản, còn có hệ thống huấn luyện thần vận, thân pháp hoàn chỉnh. Đồng thời, khác với múa ba lê, Trong Múa cổ điển Trung Quốc còn có kỹ thuật nhào lộn với độ khó rất cao, với đủ các kiểu lộn…