Gia đình và cảnh khốn cùng

Vợ/chồng, cha mẹ, con cái và anh chị em của những người tu luyện Pháp Luân Công đã phải chịu nhiều mức độ đàn áp khác nhau, từ mất việc làm đến bị tra tấn.
Vợ/chồng, cha mẹ, con cái và anh chị em của những người tu luyện Pháp Luân Công đã phải chịu đàn áp với nhiều mức độ khác nhau, từ mất việc làm đến bị tra tấn.

Thật bi thảm, một số người thân đã trực tiếp tham gia đàn áp những người thân yêu của họ, thường là dưới áp lực/sự ép buộc cực độ từ Nhà nước cộng sản. Trong khi đó, một số lượng lớn người dân trên khắp Trung Quốc đã trở thành người tị nạn, với nhà cửa bị cảnh sát lục soát. Một số người rời khỏi nhà để sống lang thang, trở thành những người vô gia cư, chỉ để cứu gia đình họ khỏi sự đe dọa và sự tàn bạo của cảnh sát.

Cuộc đàn áp gia đình và người thân

Vào năm 1999, khi hàng chục triệu người Trung Quốc tu luyện Pháp Luân Công bắt đầu bị nhắm đến thì ngay cả những người thân của họ dù không theo môn tu luyện này cũng đồng thời bị liên lụy. Ngay lập tức, số người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chiến dịch này đã tăng lên đến hàng trăm triệu người.

Những người thân phải đưa ra lựa chọn đau đớn giữa việc ủng hộ những người thân yêu của mình với rủi ro cực lớn hoặc là đi theo Đảng, phá hủy gia đình và phản bội người thân của họ. Chiến dịch toàn diện này không có chỗ cho sự chọn nước đôi.

Đảng có ba lý do chính để nhắm vào người thân của các học viên Pháp Luân Công.

  • Đầu tiên, Đảng tìm cách ngăn cản người dân Trung Quốc ủng hộ các thành viên gia đình của họ bằng cách phản đối chiến dịch. Đảng yêu cầu, ít nhất là, sự chấp thuận trong im lặng, mặc dù Đảng thích loại ủng hộ chủ động được mô tả dưới đây hơn.
  • Thứ hai, Đảng lo sợ các thành viên gia đình sẽ công khai vạch trần sự tra tấn và các hành vi ngược đãi khác mà những người thân yêu của họ phải đối mặt.
  • Thứ ba, cảnh sát và quản giáo nhà tù biết rằng một cách để phá vỡ quyết tâm của những người tu luyện  Pháp Luân Công bị giam giữ là cho họ thấy con cái, vợ/chồng hoặc cha mẹ già của họ khốn khổ như thế nào.

Sự đàn áp người thân đã diễn ra dưới nhiều hình thức, bao gồm:

  • Vợ chồng bị ép ly hôn và bị đe dọa sẽ bị chấm dứt sự nghiệp nếu không làm vậy.
  • Người thân bị sa thải khỏi nơi làm việc sau khi các thành viên trong gia đình họ kiến ​​nghị Chính phủ  chấm dứt sự đàn áp hoặc phân phát tài liệu thông tin.
  • Con cái bị đuổi khỏi trường nếu một trong hai cha mẹ vẫn là học viên Pháp Luân Công tích cực.
  • Trẻ nhỏ trở thành trẻ mồ côi hoặc không có cha mẹ vì cha mẹ của chúng đã bị giết, bị bắt hoặc bị buộc phải chạy trốn từ nơi này sang nơi khác để tránh bị bắt và tra tấn. Một số trẻ sống với ông bà hoặc họ hàng khác, trong khi những trẻ khác bị bỏ lại và phải tự lo liệu cho bản thân.

Một số ví dụ ngắn về những trường hợp như vậy, bao gồm:

  • Trẻ nhỏ đã bị bắt cùng với cha mẹ và một số thậm chí còn bị tra tấn trong khi bị giam giữ. Một số người đã chứng kiến ​​cha mẹ mình bị tra tấn.
  • Trong một số trường hợp, các thành viên của gia đình bị đưa vào các trại giam với mục đích rõ ràng là để chứng kiến ​​người thân của họ bị tra tấn. Cô Vương Ngọc Chi nhớ lại việc chứng kiến ​​một người đàn ông bị buộc phải chứng kiến ​​cảnh vợ mình bị treo lên trần nhà và bị tra tấn. Mặc dù bản thân cô Vương Ngọc Chi đã bị tra tấn đến mức mù mắt và gần như bị giết, nhưng cô cho biết việc nghe thấy tiếng kêu đau đớn của người đàn ông là một trong những trải nghiệm đau thương nhất của cô trong thời gian bị giam giữ.
  • Người thân bị theo dõi, thẩm vấn và đe dọa khi Phòng 610 cố gắng tìm ra tung tích của những người chạy trốn khỏi cuộc đàn áp.
  • Cảnh sát và nhân viên Phòng 610 lục soát và cướp bóc tại nhà của những học viên Pháp Luân Công và tống tiền người thân để được thả sớm hoặc làm “phí giam giữ” (tức là người thân bị buộc phải chi trả chi phí tra tấn người thân của họ).
  • Với hệ thống chăm sóc sức khỏe bị sụp đổ ở Trung Quốc, các học viên và gia đình họ đã phải vật lộn để trả khoản phí khổng lồ cho việc nhập viện của những người đang hồi phục sau khi bị tra tấn. Những người có người thân chết vì tra tấn cũng thường phải đối mặt với khoản phí khổng lồ ngoài nỗi đau buồn của họ, trong khi có những người phải hối lộ các trại giam để lấy lại thi thể hoặc tro cốt của người thân.
  • Những người thân đứng lên ủng hộ vợ/chồng, anh chị em ruột, con cái hoặc cha mẹ của họ đã phải đối mặt với sự đàn áp giống như những học viên Pháp Luân Công.
  • Khi những học viên Pháp Luân Công trong độ tuổi lao động bị bắt giữ, Đảng bỏ lại cha mẹ già của họ mà không có lương hưu và không có phương tiện nào khác để trang trải các nhu cầu cơ bản.
  • Cha mẹ già đã bị đau tim hoặc suy sụp dưới áp lực khi chứng kiến ​​con cái mình bị bắt giữ và đánh đập; những người khác, như mẹ của Charles Lee, đã qua đời trong khi lo lắng về con cái của họ và không thể gặp chúng lần cuối.

Câu chuyện về cái chết của bà Trần Tử Tú (58 tuổi) đã trở thành chủ đề của một bài báo đoạt giải Pulitzer của tờ The Wall Street Journal và được đưa tin nổi bật trên tờ The Boston Globe. Câu chuyện của Tờ báo bắt đầu như sau: “Một ngày trước khi Trần Tử Tú qua đời, những kẻ bắt giữ bà một lần nữa yêu cầu bà từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Bà gần như bất tỉnh sau nhiều lần bị điện giật. Người phụ nữ 58 tuổi này vẫn cương quyết lắc đầu. Tức giận, các viên chức địa phương ra lệnh cho bà Trần chạy chân trần trên tuyết. Hai ngày bị tra tấn đã khiến bà bị bầm tím ở mông, mái tóc đen ngắn của bà bết lại vì mủ và máu -những người bạn tù và các tù nhân khác chứng kiến ​​vụ việc cho biết. Bà bò ra ngoài, nôn mửa và ngã gục. Bà đã không bao giờ tỉnh lại.

Cuối cùng, số lượng những gia đình tan vỡ do cuộc đàn áp này tiếp tục gây ra là rất lớn. Hầu như mọi học viên Pháp Luân Công Trung Quốc mà người ta gặp bên ngoài Trung Quốc đều có một câu chuyện như vậy. Ít nhất, những học viên ở nước ngoài không thể trở về Trung Quốc một cách an toàn. Hầu hết đã xa người thân của họ trong nhiều năm. Họ đã bỏ lỡ đám cưới của con cái mình và thường là cả sự ra đi của cha mẹ già khi họ buộc phải sống lưu vong.

Bị gia đình và người thân bức hại

Bởi vì các thành viên gia đình và người thân đã tiếp thu tuyên truyền của Đảng rằng Pháp Luân Công là một “tổ chức nguy hiểm”, vì họ sợ hậu quả, hoặc vì ngây thơ trước những âm mưu của chế độ, nên họ đã tham gia vào việc bức hại những người thân tu luyện Pháp Luân Công của họ.

Dưới đây là một số ví dụ:

  • Rất phổ biến là các thành viên gia đình đồng ý đi cùng cảnh sát đến các trung tâm giam giữ và trại lao động để cố gắng thuyết phục người thân của họ ký vào một tuyên bố phỉ báng Pháp Luân Công và hợp tác cung cấp cho cảnh sát thông tin về những người tu luyện khác. Những người sống sót sau trại lao động mô tả những cảnh xúc động, trong đó vợ/chồng, cha mẹ và con cái khóc lóc quỳ xuống trước mặt họ và cầu xin họ phản bội lương tâm và đầu hàng để họ có thể trở về nhà với gia đình thân yêu của mình.
  • Những người vợ/chồng đã đe dọa sẽ ly hôn hoặc đã ly hôn với người bạn đời của họ bởi vì họ từ chối từ bỏ đức tin của mình.
  • Những người khác đã ly hôn trong khi người bạn đời của họ bị bỏ tù hoặc chuyển đến sống với người khác trong khi người bạn đời hợp pháp của họ bị tra tấn hoặc bị buộc phải lao động khổ sai.
  • Những người chồng đã đánh vợ sau khi bắt gặp họ phát tài liệu Pháp Luân Công một cách bí mật hoặc tập các bài thiền định của Pháp Luân Công.
  • Một số người đã nhốt vợ, con hoặc cha mẹ già của họ trong phòng, cấm họ ra ngoài.
  • Một số người đã giao nộp người thân của họ cho các “lớp tẩy não” địa phương, không biết rằng họ sẽ bị tước mất giấc ngủ, bị đánh đập và bị buộc phải nhìn chằm chằm vào video, và theo kiểu “đấu tranh chống lại” Cách mạng Văn hóa trong nhiều ngày liền. Khi những người thân yêu “tốt nghiệp” và trở về nhà, chấn thương tinh thần nghiêm trọng mà họ đã trải qua khiến họ không còn được người nhà nhận ra nữa.

Cảnh khốn cùng

Bên cạnh những hình thức bạo lực tàn bạo nhất, chẳng hạn như tra tấn và thu hoạch nội tạng, một hình thức bạo lực thầm lặng, có hệ thống đang được thực hiện đối với học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn là cảnh cơ cực và di dời trong nước.

Mặc dù hiện tại vẫn chưa rõ số lượng học viên Pháp Luân Công bị buộc phải vô gia cư và sống như những kẻ chạy trốn ở đất nước của họ, nhưng hàng trăm lời khai và báo cáo về hàng chục nghìn học viên mất tích ở Trung Quốc đại lục cho thấy cảnh cơ cực đang lan tràn. Có một số lý do cho hiện tượng này.

Đầu tiên, những người tu luyện Pháp Luân Công đã bị đuổi khỏi trường học và ký túc xá, bị đuổi khỏi nơi làm việc và bị từ chối cơ hội tái tuyển dụng vì đức tin của họ hoặc công khai phản kháng lại sự đàn áp (thêm về sự đàn áp tại nơi làm việc và trường học). Hơn nữa, tình trạng này đã kéo dài nhiều năm. Không còn bất kỳ phương tiện tài chính nào, những người không còn có thể dựa vào sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè đang bị đẩy vào tình cảnh vô gia cư.

Thứ hai, những người tín ngưỡng Pháp Luân Công đã bị buộc phải phá sản do bị cướp bóc và tống tiền. Cảnh sát, Phòng 610 và các viên chức địa phương đều được biết đến là đã cướp bóc nhà của những người tu luyện Pháp Luân Công sau khi bắt giữ họ. Trong những trường hợp khác, cảnh sát đã buộc các thành viên gia đình phải trả khoản phí tống tiền lớn để đảm bảo thả người thân của họ và cứu họ khỏi bị tra tấn.

Thứ ba, nhiều người tu luyện Pháp Luân Công đã trở thành những kẻ chạy trốn vô gia cư để tránh bị đàn áp thêm nữa. Sau khi liên tục bị bỏ tù và tra tấn, và biết được sự tùy tiện của những vụ bắt giữ như vậy có thể diễn ra bất cứ khi nào các viên chức địa phương nhận được lệnh mới hoặc bất cứ khi nào mà có một ngày kỷ niệm lớn đến gần, những người tu luyện đã chọn rời khỏi nhà và lang thang từ nơi này sang nơi khác để trốn tránh những kẻ truy đuổi họ.

Ngoài Phòng 610 và lực lượng cảnh sát địa phương, Đảng Cộng sản Trung Quốc còn sử dụng một hệ thống các ủy ban khu phố và đường phố. Giống như hệ thống được sử dụng ở Đông Đức, phiên bản tuần tra khu phố này của Trung Quốc sử dụng những người đã nghỉ hưu, những người dành cả ngày để do thám và báo cáo về hàng xóm của họ – không phải vì trộm cắp mà là vì treo áp phích, phát tờ rơi hoặc thiền định. Với một hệ thống như vậy, các học viên Pháp Luân Công không thể cảm thấy an toàn khi sống ở bất kỳ địa điểm nào trong thời gian dài và phải lang thang từ nơi này sang nơi khác như những kẻ lang thang.

Thứ tư, một số học viên đã rời khỏi nhà để giảm bớt nỗi đau của người thân do áp lực của cảnh sát. Sự quấy rối không kết thúc khi các học viên Pháp Luân Công đã được thả khỏi nơi giam giữ. Sau khi trở về nhà, các học viên phải đối mặt với các cuộc viếng thăm thường xuyên, đôi khi là hàng ngày, của các viên chức và cảnh sát địa phương. Những vị khách cố gắng tìm kiếm nơi ở của những học viên Pháp Luân Công khác cũng như đảm bảo rằng học viên mới được thả đang duy trì “quan điểm đúng đắn”. Những cuộc viếng thăm như vậy không phải lúc nào cũng thân thiện. 

Cuối cùng, con cái của các học viên Pháp Luân Công cũng không được tha. Cả cha và mẹ đều bị bỏ tù, chạy trốn khỏi cuộc đàn áp hoặc bị giết, những đứa trẻ chỉ mới ba tuổi như bé Khai Tâm đã phải tự lo liệu cho bản thân. Trong khi một số đã đến sống với người thân hoặc những học viên biết cha mẹ mình, những người khác đã trở thành vô gia cư.

Một số học viên Pháp Luân Công đã có thể trốn thoát đến Đông Nam Á hoặc các quốc gia khác và xin tị nạn nhờ các quốc gia sở tại. Tuy nhiên, một số lượng lớn hơn nhiều đã phải di dời trong nước hoặc, theo cách nói của người Trung Quốc, phải lưu vong ở chính quốc gia của họ để thoát khỏi cuộc đàn áp.

Ngoài việc yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân để thuê căn hộ hoặc nhận lương, công dân Trung Quốc có thể bị yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân cho cảnh sát bất cứ lúc nào. Vì sợ bị nhận dạng là học viên Pháp Luân Công, và trong một số trường hợp đã nằm trong danh sách truy nã công khai vì tội phát tờ rơi về Pháp Luân Công, những người tu luyện Pháp Luân Công không thể thiết lập cuộc sống mới hoặc cảm thấy an toàn ở bất kỳ nơi nào tại Trung Quốc.

Ông Vương Chí Văn bị giam giữ bất hợp pháp vào ngày 20 tháng 7 năm 1999 vì ông là một học viên Pháp Luân Công. Tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc thực sự đã trở thành một tội ác chỉ sau một đêm, và ông là một trong hàng nghìn học viên trên khắp đất nước bị nhắm vào và bắt giữ ngay lập tức. Trong một phiên tòa xét xử, ông bị kết án nặng tới 16 năm. Trong video này, con gái ông là Danielle kể lại câu chuyện về những nỗ lực giải cứu để đưa ông Vương Chí Văn ra khỏi nhà tù Trung Quốc đến Hoa Kỳ.

Đức Hậu (Dịch từ bản tiếng Anh: https://faluninfo.net/family-loved-ones-and-destitution/)