Video: Dâng Thầy khúc hát Tháng Năm (Trường Xuân News)
Bài hát “Dâng Thầy khúc hát Tháng Năm” do nghệ sĩ chèo Bạch Liên soạn lời dựa theo làn điệu chèo “Đào liễu” và do chính chị thể hiện đã neo vào hồn tôi ngay từ lần đầu tiên tôi nghe chị hát.
Lời ca:
Dâng Thầy khúc hát Tháng Năm
“Muôn đài sen thắm cảm ân dâng Thầy Tạ ơn ân đức cao dày Kính dâng câu hát mừng Thầy đản sinh Chân Phật hạ phàm. Từ trên trên đỉnh Thương Khung, Chân Phật hạ phàm, chuyển động Càn Khôn, ban truyền Phật Pháp, cứu độ con người trong cõi vô minh. Ai người có phúc có phúc phận mà nhận ra Ấm áp lời khẩu quyết của Thầy. Sớm khuya, sớm khuya kể chi. Tiếng Thầy trong khúc nhạc thiền. Thầy dạy chúng con từng bài công pháp, nguyên lí sâu dày, Đại Pháp uyên thâm trong từng nét chữ trang sách “Chuyển Pháp Luân” Xa cách Thầy muôn dặm trùng trùng, Pháp thân Thầy vẫn luôn kề bên, coi sóc cho đệ tử từng giờ. Bao nghiệp chúng con, mình Thầy gánh chịu, cho chúng con được viên mãn hồi gia. Ân đức Thầy vô lượng vô lượng từ bi Kỉ niệm ngày đản sinh của Thầy, chúng con từ khắp năm châu, tâm nguyện lòng cảm ân không nói nên lời, nhủ lòng này thêm kiên định tinh tấn, không phụ ân Thầy. Ngày hội tháng Năm, xin dâng Thầy câu hát, câu hát mừng Thầy đản sinh.“
Bài hát là món quà Bạch Liên dâng lên người Thầy mà chị vô cùng tôn kính và biết ơn: Đại sư Lý Hồng Chí – Người Sáng lập và hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp khắp thế gian.
Giống như nhiều đệ tử Đại Pháp khác, cùng với việc đọc cuốn “Thiên cổ kỳ thư” “Chuyển Pháp Luân”, thực hành sống theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” để nâng cao đạo đức, kết hợp với luyện tập năm bài công pháp có tác dụng đặc biệt kì diệu trong việc cải thiện sức khỏe, cuộc đời Bạch Liên cũng bước sang một trang mới. Chị hiểu rõ ý nghĩa thực sự của cuộc đời mình và biết rõ tương lai tốt đẹp nào đang chờ đợi chị. Niềm hạnh phúc thiêng liêng khiến tâm hồn và cuộc đời chị thăng hoa ấy cứ thôi thúc trong lòng đến mức chị cứ muốn hát lên. Vốn là nghệ sĩ Chèo, chị đã dựa theo làn điệu “Đào liễu” mà chị yêu thích để gửi gắm những lời lòng mình muốn nói, dâng lên Ân sư của mình. Bài hát đã ra đời trong hoàn cảnh như thế.
Người ta nói: những gì đi từ trái tim sẽ đến được với trái tim. Bài hát của Bạch Liên đã chạm vào trái tim tôi. Tôi được nghe chị hát trực tiếp vào một ngày tháng Năm, khi Bạch Liên và các bạn đồng tu của chị kỉ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới, cũng là ngày kỉ niệm sinh nhật lần thứ 70 của Đại sư Lý Hồng Chí – Ân sư của chị: 13-5-1951 – 13-5-2021. Nhan đề bài hát “Dâng Thầy khúc hát Tháng Năm” là có ý nghĩa như thế.
Bài ca đưa người nghe đến với một sự kiện đặc biệt và trọng đại đối với nhân gian:
“Chân Phật hạ phàm. Từ trên trên đỉnh Thương Khung, Chân Phật hạ phàm, chuyển động Càn Khôn, ban truyền Phật Pháp, cứu độ con người trong cõi vô minh. Ai người có phúc có phúc phận mà nhận ra”.
Trong một thế giới mà thuyết vô thần đang ngày càng khuếch đại sự thống trị của nó đối với tư tưởng nhân loại thì sự kiện “Chân Phật” – một vị Phật đích thực – “hạ phàm”, không chỉ để “chuyển động Càn Khôn” mà còn để “ban truyền Phật Pháp cứu độ con người” quả là điều khiến thế nhân “trong cõi vô minh” phần lớn chẳng hề tin, một số thì nửa tin nửa ngờ… Vậy nên chỉ những “ai người có phúc có phúc phận” mới “nhận ra”. Chị Bạch Liên là người “có phúc phận” ấy. Chị trở thành một đệ tử của Ngài. Chị nguyện theo chân Ngài để một ngày kia, khi “đắc Đạo, viên mãn” sẽ được trở về Thiên Quốc – nơi quê nhà chân chính của chị và của hầu hết những người đang có mặt tại nhân gian trong thời kì lịch sử vô cùng đặc biệt này.
Con người trong hành trình luân hồi của mình, tội nghiệp tích lại đều cao hơn núi. Để có thể hồi Thiên, các đệ tử Đại Pháp phải tu luyện để thân và tâm của họ trở nên thuần tịnh, đồng hóa với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ. Tự họ không thể tu được đến mức ấy. Sư phụ của chị phải gánh chịu tội nghiệp thay cho chị và cho tất cả các đệ tử của Ngài. Tôi được biết toàn thế giới hiện có hơn 100 triệu đệ tử Pháp Luân Đại Pháp. Vậy thì gánh nặng mà Đại sư Lý Hồng Chí phái chịu đựng to lớn đến nhường nào! Có lẽ vì cảm ân sâu sắc trước tấm lòng, sự hi sinh chịu đựng của “Thầy” mà tiếng hát của Bạch Liên như chứa đầy nước mắt: “Bao nghiệp chúng con, mình Thầy gánh chịu, cho chúng con được viên mãn hồi gia. Ân đức Thầy vô lượng vô lượng từ bi.”
Tiếng hát của chị cất lên từ sâu thẳm trái tim của một đệ tử chân tu nên nó đã thấm vào trái tim tôi, khiến mắt tôi nhòa lệ.
Các đệ tử Đại Pháp, với tấm lòng biết ơn vô hạn, đã viết nên bao khúc ca ca ngợi Ân sư của họ, ca ngợi Đại Pháp. Nhưng họ đều nói rằng, dẫu họ có viết bao nhiêu đi nữa, cũng không thể nói hết được công đức và sự từ bi vô lượng của người Thầy vĩ đại của mình, bởi như Bạch Liên đã viết, Đại sư của chị chính là vị “Chân Phật hạ phàm”.
Đúng là phúc phận cho chúng sinh ở thời kì mà Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa đã tiên tri, gọi là thời “mạt Pháp”. Theo lời tiên tri ấy, đạo đức nhân loại lúc này trượt dốc nghiêm trọng, thiên tai dịch bệnh sẽ xuất hiện liên tục để hủy đi những sinh mệnh đã tuột khỏi tiêu chuẩn đạo đức làm người. Chính trong hoàn cảnh bi thương này của nhân loại, một vị Phật đã hạ phàm, truyền Pháp để cứu độ chúng sinh. Thế nhân nghe nói về Pháp ấy, chỉ cần khởi tâm thành kính, biết phân biệt Thiện và ác, chính và tà sẽ được Đức Phật từ bi che chở và bảo hộ, sẽ được bình an.
Nghệ sĩ Bạch Liên không chỉ có tâm tôn kính Đại Pháp mà còn trở thành một đệ tử chân tu Phật Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn”. Thành tâm chúc mừng chị và chúc chị luôn thăng hoa trên con đường tu luyện của mình!
Tác giả: Thu Yên