“Nếu có bác sĩ chữa khỏi bệnh nan y tôi sẽ cảm tạ cả đời. Nếu một người thầy giúp tôi hiểu đạo lý, tôi sẽ mãi tôn kính ông. Nếu ai cứu tôi từ cõi hủy diệt, tôi sẽ mãi ghi nhớ ơn – Ngài chính là người đó”. Đây là lời của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc gửi đến Đại sư Lý Hồng Chí vào dịp sinh nhật.
Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập môn tu luyện Pháp Luân Công, sinh ra ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Ngày 13/5/1992, Đại sư đã mở khóa giảng Pháp Luân Công đầu tiên tại Trường trung học số 5 – Trường Xuân. Nhờ vào hiệu quả kỳ diệu trong việc cải biến tâm tính, nâng cao đạo đức theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” và khả năng trị bệnh thần kỳ của
Năm bài công Pháp, Đại sư đã được mời giảng Pháp khắp các nơi ở Trung Quốc. Tổng cộng, Đại sư đã mở 56 khóa giảng, mỗi khóa giảng kéo dài từ 7-10 ngày và có khoảng 60.000 người đã tham gia. Trong vòng 7 năm, từ tháng 5/1992 đến tháng 7/1999, Pháp Luân Công nhanh chóng truyền khắp Trung Quốc với số người tu luyện tăng lên khoảng 70 đến 100 triệu người.

Cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công, có tên là Chuyển Pháp Luân đã được dịch sang 52 thứ tiếng. Năm 2007, Ngài Lý Hồng Chí được xếp vào danh sách 100 thiên tài đương đại. Tính đến nay, Ngài Lý Hồng Chí đã bốn lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình. Những học viên Pháp Luân Công, sau khi tham gia các lớp học của Ngài đã vô cùng cảm phục nhân cách giản dị, khiêm tốn, điềm đạm, chính trực và gần gũi, từ bi của Ngài đối với học viên. Họ cũng thấu hiểu được các nguyên lý uyên thâm của Pháp Luân Công và vô cùng trân quý cơ duyên tu luyện của mình.
Dưới đây là một số câu chuyện đặc biệt trong quá trình truyền Pháp tại Trung Quốc của Ngài Lý Hồng Chí.
Mục lục
Trường Xuân và lớp học Pháp Luân Công đầu tiên
Ngày 13/5/1992 đánh dấu lớp học Pháp Luân Công đầu tiên tại Trường Xuân với khoảng 180 người tham gia. Sự kiện này đã mở đường cho hàng triệu người khám phá phương pháp tu luyện này.
Một học viên đã nhớ lại: Sư phụ giảng rất đúng giờ; khi giảng không cầm tài liệu, chỉ có mảnh giấy nhỏ; sau khi giảng lý thuyết xong mới bắt đầu dậy luyện công. Tại lớp học đầu tiên, mỗi người có một quyển sách “Pháp Luân Công” với 12 trang, tương đương với quyển tạp chí bây giờ. Sách vẽ lại những động tác luyện công. Khi Sư phụ dạy, vừa dạy động tác, vừa chỉnh tư thế cho mọi người. Khi đó tôi không hiểu gì. Nhưng sau một số buổi học, tự nhiên tôi cảm thấy thân thể nhẹ nhàng, đi lên lầu cứ như có người đẩy lên, đi bộ bao xa cũng không mệt.
Một kỷ niệm đáng nhớ là trong lớp có học viên mang theo con nhỏ tới lớp học. Cháu bé khóc ầm ĩ trong lớp làm Sư phụ không giảng tiếp được. Trong lớp có một số khí công sư tham gia lớp học muốn thể hiện bản sự, đã lại dỗ cháu bé nhưng không có kết quả. Cháu bé vẫn khóc. Lúc đó, Sư phụ từ trên bục bước xuống, nhẹ nhàng dùng tay vỗ đầu đứa bé ba lần. Đứa trẻ tự nhiên ngừng khóc. Điều này khiến tất cả học viên đều kinh ngạc, tiếng vỗ tay như sấm dậy tạo nên không khí phấn khởi, tràn đầy lòng tôn kính đối với Sư phụ.
Kết thúc lớp học, có 2 điều làm tôi ấn tượng nhất. Một là tôi ngã xuống nền gạch hơn chục lần nhưng không thấy đau và không bị thương tích gì, sau đó tôi phát hiện: thì ra Sư phụ chữa bệnh cho tôi. Tôi vốn bị vẹo người, xương sườn hơi lồi ra ngoài nên cơ thể không được thẳng, ngờ đâu vài động tác lộn nhào đó giúp cơ thể tôi ngay ngắn lại. Một chuyện lạ khác là khi tôi ngồi đả toạ luyện công, mắt nhắm lại, cơ thể cứ như xoay khắp phòng nhưng mông và chân không rời khỏi mặt đất, cứ thế kéo dài khoảng 20 ngày. Khi luyện công tư thế ôm bánh xe, đầu tôi quay cuồng, trong tai như có tiếng trống đánh, khi buông tay thì bình thường trở lại không thấy gì nữa. Tôi vốn bị chèn dây thần kinh ở cổ, hay đau đầu. Sau khi luyện công, bệnh của tôi không cánh mà bay. Tôi tu luyện Pháp Luân Công chưa tới nửa năm thì hơn chục loại bệnh đều hết, thiên mục cũng mở ra. Con gái tôi bị khối u tuyến yên. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ cho biết khả năng có con thấp. Cháu kết hôn được tám năm vẫn không có con. Nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Công thì nó sinh được một bé gái thông minh, hơn ba tuổi đã biết đọc “Chuyển Pháp Luân”. Mọi người ai cũng vui mừng và cảm phục điều kỳ diệu do Pháp Luân Công mang lại.
Bị ống sắt rơi trúng đầu vẫn bình an vô sự
Tôi là học viên khoá đầu tiên được Sư phụ Lý Hồng Chí truyền Pháp năm 1992 tại công viên Thắng Lợi ở Trường Xuân. Gần nhà tôi có một tòa nhà lớn. Một hôm tôi đi ngang qua đó, bất ngờ cái ống sắt từ trên cao rơi trúng đầu làm đầu tôi bị lõm vào. Nhưng tôi không hiểu vì sao tôi lại không thấy ra máu, không thấy đau. Tôi hỏi ai đánh tôi. Khi tôi quay đầu lại nhìn thì thấy một bánh xe lớn màu trắng vừa xoay, vừa bay lên cao. Tu luyện Đại Pháp đã giúp tôi gặp dữ hóa lành.
Người 60 tuổi chống gậy đi được ngay tại lớp học
Mùa xuân năm 1994, tôi may mắn được tham gia lớp học thứ 7 tại Trường Xuân. Vì số lượng học viên lên đến hơn 3000 người nên phải chia ra thành 2 ca (sáng và chiều). Trên đường đến hội trường, xe điện bị mất điện. Mọi người phải đi bộ khoảng 03 km tới giảng đường. Một học viên từng chữa bệnh (hay đau đầu do bị chèn dây thần kinh vùng cổ) nhưng không khỏi đã đến lớp để học thử. Sau khi được Sư phụ điều chỉnh thân thể, học viên này đã hết bệnh, nhanh nhẹn như mọi người và không còn đau đầu nữa, mọi khó chịu trong người đều tan biến.

Sáng 01 tháng 5, lớp học tổ chức chụp ảnh kỷ niệm. Trong lúc chụp ảnh, một kỹ sư 67 tuổi, tên Lý Phương Minh bị huyết khối não, tay cầm gậy, vẫn ngồi trên ghế. Sư phụ tới nói với ông: “Đứng dậy và đi khỏi ghế đi”. Ông đã làm theo và đi liền vài vòng trong hội trường, khiến mọi người không thể tin vào mắt mình. Vợ ông Lý Phương Minh đã gửi thư cảm ơn Sư phụ và hứa sẽ tu luyện Pháp Luân Công, báo đáp ân đức của Sư phụ.

Cùng buổi trưa hôm đó, một người đàn ông khoảng 50 tuổi mặc đồng phục ngành đường sắt, chắp tay lạy Sư phụ và nói hiện đã không còn bị khối huyết não. Sư phụ chỉ nở nụ cười hiền lành trước những tình huống kỳ diệu này.
Học viên lớp học tại Trùng Khánh chia sẻ
Một học viên tại Trùng Khánh chia sẻ rằng, lần đầu tiên được gặp Sư Phụ đã khiến ông không kìm được nước mắt. Sau nhiều năm tìm kiếm minh sư, cuối cùng ông đã tìm thấy người thầy mình mong đợi. Khi Sư phụ biết về hoàn cảnh khó khăn của ông, đã trả lại ông nửa số tiền học phí, ông bật khóc và nói: “Thầy Lý! Thầy không nhận tiền của tôi thì chẳng khác nào thầy không nhận tôi là học viên của thầy”. Sư phụ bước lên bục giảng và nói: “Mọi người đều là đệ tử của tôi”. Cả hội trường vang lên tiếng vỗ tay như sấm dậy.
Năm 1993-1994, Đại sư Lý Hồng Chí hai lần tới Trùng Khánh giảng Pháp, lần nào cũng ở nhà nghỉ giá rẻ nhất. Nhân viên nhà nghỉ băn khoăn: “Thầy Lý! Thầy là khi công sư rất nổi tiếng. Thầy nên ở khách sạn cao cấp mới phải, sao lại ở nơi đơn giản thế này?” Sư phụ Lý chỉ khẽ cười và không nói gì. Chuyện ăn uống của Sư phụ cũng thật đạm bạc. Ở Trung Khánh, thường mọi người thích ăn cay, món nào cũng bỏ ớt vào. Có lần Sư phụ ăn mì, chủ quán không biết Sư phụ là người phương Bắc, không ăn cay, đã cho quá nhiều ớt vào tô mì. Sư phụ bị cay đến vã mồ hôi nhưng vẫn im lặng không nói gì và lặng lẽ ăn hết, thể hiện rõ sự giản dị và khiêm nhường của một người Thầy.
Học viên Pháp Luân Công Quảng Châu: Sư phụ cho tôi cuộc đời mới
Một học viên tại Quảng Châu chia sẻ:
Vào ngày 25/7/1994, ông đã may mắn được nghe Sư phụ trực tiếp giảng Pháp tại lớp học Pháp Luân Công thứ tư. Lần này, Sư phụ không chỉ giảng dạy kiến thức mà còn trực tiếp trị bệnh cho học viên. Ông nói: “Từ nhỏ, tôi đã mắc nhiều căn bệnh nghiêm trọng như bệnh gan và bệnh tim. Đêm trước khi tham gia lớp học, gan tôi sưng phồng và thường xuyên đau thắt ngực. Ngày 21/7/1994, khi Sư phụ thông báo sẽ trị bệnh cho mọi người: “Mọi người cứ ngồi tại vị trí, đừng nghĩ ngợi gì cả.” Lập tức, mấy ngàn học viên tại hội trường quân khu Quảng Châu im phăng phăng. Chỉ chốc lát, cơn đau ngực của tôi biến mất. Tôi vui sướng như muốn nhảy lên. Bác sĩ từng nói tôi chỉ sống được 8 năm nữa. Nhưng chỉ trong nháy mắt, bệnh của tôi đã khỏi. Vài ngày sau, Sư phụ nói: “Ai bị bệnh gan chú ý! Hôm nay tôi sẽ chữa bệnh gan cho mọi người.” Trong tích tắc nghe giảng đó, khi ra về, tôi đạp xe như bay. Lúc đó, tôi mới cảm nhận được trạng thái của người hoàn toàn khỏe mạnh, không bệnh tật gì. Từ đó đến nay đã nhiều năm, tôi chưa bao giờ cần dùng lại thuốc.
Khát khao gặp minh sư – học viên Hồ Bắc chia sẻ
Một học viên từ Hồ Bắc nhớ lại lần đầu tiên ông được gặp Sư phụ Lý Hồng Chí: Tôi sống ở một vùng nông thôn hẻo lánh tại Hồ Bắc. Từ nhỏ, tôi đã làm việc vất vả trên cánh đồng, rồi tôi được giới thiệu về Thiền Tông và đã tu (Thiền Tông) suốt 18 năm nhưng không thấy tiến bộ gì. Mong ước gặp được minh sư luôn thường trực trong tôi. Vào một ngày của năm 1994, tôi được bạn giới thiệu về Pháp Luân Công, môn Phật Pháp chân chính. Bạn tôi cho biết Sư phụ đang truyền Pháp ở Quảng Châu và đó là lớp học cuối cùng tại Trung Quốc.
Tôi quyết định lên đường tham gia lớp truyền Pháp. Đến nơi, hội trường chật cứng người từ khắp nơi đổ về. Lúc Sư phụ giảng Pháp, không khí im lặng như tắm mình trong ánh sáng của Phật Pháp. Điều làm tôi ấn tượng nhất là lời dạy của Sư phụ: “Để tăng công, phải tu tâm tính theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn”.
Ngày kết thúc lớp học, chúng tôi chụp hình cùng Sư phụ. Những người xung quanh phần lớn là dân nội thành. Tôi cảm thấy tự ti và muốn lùi lại phía sau. Thế nhưng, Sư phụ đã bước đến, bắt tay tôi và nói: “Tôi biết anh là người từ miền quê đến đây học Pháp”. Khi đó, một luồng nhiệt tỏa ra từ tay Sư phụ lan khắp người tôi. Suốt 18 năm tu Thiền tông, tôi chưa bao giờ được trải nghiệm cảm giác này. Tôi rất hạnh phúc vì đã tìm được minh sư. Là một nông dân, tôi không thể ngờ mình được may mắn tham gia lớp học của Sư phụ. Mỗi khi nhìn lại tấm hình chụp chung, tôi không cầm được nước mắt. Nhờ niềm tin vào Đại Pháp và Sư phụ, tôi đã vượt qua mọi gian khó.
Hành trình truyền công và giảng Pháp của Ngài Lý Hồng Chí không dừng lại ở Trường Xuân, Trung Quốc (sau khóa giảng thứ 56). Tháng 3/1995 là lần đầu tiên Đại sư Lý Hồng Chí đến Paris truyền thụ môn tu luyện Pháp Luân Công. Hiện Pháp Luân Công đã đã có mặt ở 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Mỹ, Úc, Đức, Canada và Thụy Sĩ. Những tác động mạnh mẽ, tích cực của Pháp Luân Công hiện vẫn tiếp tục lan tỏa khắp thế giới; giúp cả trăm triệu người có được một phương pháp tu luyện chân chính, hiểu được chân lý và ý nghĩa của đời người. Giữa những thăng trầm, biến động của xã hội hiện đại, “Chân-Thiện-Nhẫn” vẫn luôn là những giá trị vĩnh hằng. Niềm tin vào “Chân-Thiện-Nhẫn” và nỗ lực để trở thành người tốt thật sự có thể tạo nên những kỳ tích trong cuộc sống.
Tịnh Đế s/t (Nguồn: tại Minh Huệ Net)