
Ở Trung Quốc ngày nay, hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công có nguy cơ bị cảnh sát bắt cóc bất cứ lúc nào. Sau khi bị bắt, cảnh sát có thể giam giữ họ trong các trại giam, các “nhà tù đen” và các trung tâm tẩy não; họ có thể bị kết án tù oan lên đến 20 năm. Họ phải sống trường kỳ trong thực tế này vào bất cứ thời điểm nào mỗi ngày.
Cảnh sát có thể đến nhà và nơi làm việc để bắt các học viên Pháp Luân Công bất cứ lúc nào trong ngày. Một số người đã bị bắt cóc ngay trên phố khi đi mua sắm hoặc đưa con đến trường. Sau khi bắt giữ các học viên này, cảnh sát sẽ thẩm vấn họ rất lâu về đức tin của họ và về những học viên Pháp Luân Công khác. Nhà của họ sẽ bị lục soát để tìm tất cả những thứ gọi là “bằng chứng” như các sách của Pháp Luân Công hoặc các tờ rơi tự làm.
Mời xem Cặp vợ chồng ở Quận Cam trong cuộc giằng co với Trung Quốc: Ông Vương Trị Văn là một trong bốn học viên Pháp Luân Công nổi tiếng ở Bắc Kinh bị kết án tù lên đến mười sáu năm trong một phiên tòa giả. Con gái ông là cô Vương Hiểu Đan, hiện đang sống tại Hoa Kỳ, đã nỗ lực cứu cha mình khỏi nhà tù.
Mục lục
Nhiều nhóm người bất đồng chính kiến với ĐCSTQ phải chịu đựng trong mạng lưới các trại lao động, trại giam và nhà tù của Trung Quốc, nhưng các học viên Pháp Luân Công từ lâu đã là một trong những nhóm tù nhân lương tâm lớn nhất ở nước này. Vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt hơn 25 năm qua, có tới hàng trăm nghìn học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong hệ thống trại giam rộng lớn của Trung Quốc. Theo báo cáo năm 2013 của Tổ chức Ân xá Quốc tế, các học viên Pháp Luân Công “trung bình chiếm 30% trở lên trên tổng số người bị giam giữ trong các trại cải tạo lao động; thậm chí trong một số trại, học viên Pháp Luân Công chiếm tới 100%”.
“Các học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp tục bị giam giữ tùy tiện, bị xét xử bất công và bị tra tấn.” – Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, 2018
Mặc dù Trung Quốc đã chính thức bãi bỏ hệ thống trại lao động vào năm 2013, nhưng số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp tục bị bỏ tù bất công, có thể là trong các nhà tù sau các phiên tòa giả tạo hoặc trong các cơ sở ngoài pháp luật để truyền bá chính trị. Trong một báo cáo năm 2017, Tổ chức Nhân quyền Freedom House đã “xác minh độc lập 933 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị kết án tù lên đến 12 năm” trong khoảng từ năm 2013 đến năm 2016, đồng thời thừa nhận rằng đây chỉ là một phần trong số những trường hợp bị giam giữ.
Mặc dù phiên tòa được mở ra nhưng những học viên Pháp Luân Công này vẫn không được xét xử công bằng. Các phiên tòa xét xử học viên Pháp Luân Công hoàn toàn thiếu thủ tục tố tụng hợp pháp và thậm chí còn vi phạm luật pháp của chính Trung Quốc. Trong khi đó, các Ủy ban của Đảng Cộng sản Trung Quốc thao túng thẩm phán đằng sau hậu trường để tùy tiện áp đặt các mức án tù cho những học viên Pháp Luân Công. Các Luật sư nhân quyền cố gắng bảo vệ Pháp Luân Công đã tận mắt chứng kiến điều này. Ông Mạc Thiểu Bình, một Luật sư hàng đầu của Trung Quốc, suy ngẫm về trường hợp của bà Lưu Tấn, người đã bị giam giữ ba năm rưỡi sau khi truy cập thông tin trực tuyến về Pháp Luân Công: “Bà ấy đã tải xuống các bài viết mà bà ấy cho là tốt từ mạng internet và chuyển cho người khác đọc – [điều này] không gây hại cho xã hội. Hành vi của bà Lưu Tấn phù hợp với các điều khoản của Hiến pháp Trung Quốc về quyền tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng cũng như các điều khoản của Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.”
Lao động cưỡng bức
Những học viên Pháp Luân Công và những cá nhân khác bị giam giữ trong hệ thống trại lao động khổ sai rộng lớn của Trung Quốc bị cưỡng bức lao động hàng ngày. Họ phải làm việc lên tới 20 giờ mỗi ngày, ai từ chối làm việc sẽ bị đánh đập, bị tra tấn hoặc bị bỏ đói. Nhiều sản phẩm họ làm ra — như đèn trang trí cây thông Noel, đồ chơi, đũa và nhiều thứ khác — được xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu và Úc. Đó là sản phẩm lao động nô lệ của những người vô tội.

BÀ JENNIFER TĂNG bị giam giữ tại Trại cải tạo lao động nữ Bắc Kinh (Tân An) trước khi trốn sang Úc. Sau đó, bà đã xuất bản một cuốn hồi ký về cuộc sống trong hệ thống trại lao động của Trung Quốc.
Khi bà Jennifer Tăng bị giam giữ trong trại lao động Tân An ở Bắc Kinh, bà đã phải làm việc nhiều giờ để sản xuất thỏ đồ chơi cho Công ty Đồ chơi Mickey Bắc Kinh, một dự án do Nestlé thầu phụ. Sau khi được thả và chuyển đến Úc, bà đã rất sốc vì thấy những món đồ chơi bà làm ra đang được bán trên các kệ hàng ở đó.
“Chúng tôi thường bắt đầu làm việc từ 5 giờ sáng cho đến 2 hoặc 3 giờ sáng ngày hôm sau”, bà Tăng nói. “Nhiều giờ làm việc căng thẳng và thiếu ngủ nghiêm trọng khiến trong một thời gian dài tôi cảm giác rằng điều duy nhất mình cần trong cuộc sống là ngủ”.
Ông Lâm Thẩm Lý, một người nhập cư Canada, bị ép phải làm quả bóng đá thủ công trong một trại lao động ở tỉnh Giang Tô. Những công việc lao động chân tay nặng nhọc khác đã gây ra cho ông những vết thương lớn, đẫm máu ở ngực và mông. Trong suốt thời gian ông thụ án, nhân viên trại lao động đã cố gắng ép ông Lâm từ bỏ đức tin của mình.
Tống tiền
Từ năm 1999, các tòa án tại Trung Quốc đã tống tiền các học viên Pháp Luân Công hàng triệu Nhân dân tệ dưới chiêu bài phạt tiền. Theo Luật sư nhân quyền nổi tiếng Cao Trí Thịnh “Các điều khoản bỏ tù và phạt tiền áp dụng cho học viên Pháp Luân Công hoàn toàn vi phạm nguyên tắc pháp lý cơ bản và chuẩn mực pháp lý đương đại.”
Việc tống tiền này vẫn đang tiếp diễn cho đến ngày nay. Theo báo cáo của Minh Huệ Net (Minghui.org), chỉ riêng trong tháng 01 và tháng 02 năm 2019, tòa án đã ra lệnh cho 40 học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc phải nộp phạt tổng cộng 692.000 Nhân dân tệ (khoảng 103.000 đô la Mỹ).
Trong thời gian đó, 109 người đã bị giam giữ tại Trung Quốc vì chia sẻ thông điệp về Pháp Luân Công với bạn bè hoặc hàng xóm vì có biểu hiệu ủng hộ các học viên Pháp Luân Công hoặc vì từ chối buông bỏ đức tin của họ vào môn tu luyện này. Vào ngày 07 tháng 01 năm 2019, ông Trương Tân Vệ, một học viên Pháp Luân Công đến từ thành phố Ba Trung, tỉnh Tứ Xuyên, đã bị kết án ba năm tù và bị phạt 4.000 Nhân dân tệ.
Số người bị bắt giữ và bị bỏ tù vẫn đều đặn tăng lên theo thời gian. Nhiều người được thả lại bị giam giữ và bỏ tù lần nữa khi Chính quyền phát hiện ra họ vẫn tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công. Những gì chờ đợi họ là điều kiện giam giữ khắc nghiệt và sự tra tấn tràn lan. Có những học viên không bao giờ trở về nhà nữa.
Chân Phúc (Dịch từ bản gốc tiếng Anh: https://faluninfo.net/abductions-forced-labor-imprisonment/)