Bức tranh “Thảm kịch tại Trung Quốc” phơi bày tội ác được che giấu

Tranh sơn dầu: "Thảm kịch tại Trung Quốc” của họa sĩ Lý Viên
Tranh sơn dầu: “Thảm kịch tại Trung Quốc” của họa sĩ Lý Viên

Bức tranh này được Lý Viên, một học viên Pháp Luân Công Nhật Bản thực hiện. Tranh sơn dầu “Thảm kịch tại Trung Quốc” của họa sĩ Lý Viên, thuộc loại tranh tả thực, được hoàn thành vào năm 2004. Bức tranh được đánh giá là một tác phẩm xuất sắc trong Triển lãm tranh Quốc tế “Chân-Thiện-Nhẫn”. “Thảm kịch tại Trung Quốc” đã khắc họa chân thực sự tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong cuộc đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công hay Pháp Luân Đại Pháp là pháp môn tu luyện thượng thừa của Phật gia, lấy nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” làm chỉ đạo để tu tâm sửa tính giữa đời thường, trước tiên là làm một người tốt và tốt hơn nữa trong xã hội, đồng thời luyện các bài công pháp để có thân thể khỏe mạnh. Do đó, Pháp Luân Công hiện được rất nhiều người trên thế giới tu luyện và thực hành hàng ngày.

Mục tiêu của cuộc đàn áp tàn nhẫn do ĐCSTQ phát động kể từ ngày 20/7/1999 là nhằm ép buộc các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc từ bỏ đức tin của họ, nếu không sẽ bị tra tấn, thậm chí là đến chết, hoặc bị mổ cướp nội tạng. Tuy nhiên, hơn 25 năm đã qua, dù trải qua nhiều bức hại và khó khăn, các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc vẫn kiên định với chính tín của mình và dũng cảm nói lên sự thật với thế giới.

Với lối vẽ sử dụng gam màu tương phản tối-sáng đi cùng bố cục hình chữ thập, người xem ngay lập tức cảm nhận được một bầu không khí bi thương và đau đớn bao trùm khắp bức tranh. Trong tranh là xác một người đàn ông trẻ đang nằm và một người phụ nữ trẻ đang ngồi với nét mặt u buồn.

Người đàn ông trẻ với đôi chân bị còng và những vết bầm tím ở mắt cá, sợi dây thừng và chiếc dùi cui điện trên sàn nhà cho thấy khi bị cầm tù, anh đã phải chịu nhiều hình thức tra tấn. Tay trái của anh vẫn còn đang cầm mảnh giấy bị xé rách với ba chữ tiếng Trung ghi rõ “Lớp tẩy não”, ngụ ý rằng anh đã phản đối các hình thức tẩy não (1) của ĐCSTQ, không khuất phục hay đầu hàng trước sự khủng bố. Chính vì thế mà anh đã phải chịu những đau đớn về thể xác.

Chi tiết khác cho thấy một điều còn chấn động và khủng khiếp hơn: Thân thể của anh được phủ một tấm vải trắng tinh, bàn tay phải đặt trên bụng và theo đó chảy xuống dòng máu đỏ tươi. Hình ảnh này nói lên rằng anh đã bị mổ cướp nội tạng (2). Đây mới là nguyên nhân thật sự dẫn đến cái chết của anh.

“Mổ cướp nội tạng” là cách mà ĐCSTQ đã và đang áp dụng đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Họ bị ĐCSTQ mổ sống trong trạng thái không được tiêm thuốc mê với mục đích là cướp nội tạng của họ để cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng.

Đằng sau những góc khuất đen tối và nỗi thống khổ là dáng vẻ kiên cường của người phụ nữ trong bức tranh. Chiếc nhẫn cưới trên ngón tay cho thấy cô chính là vợ của người học viên đã chết. Khuôn mặt trẻ trung và ánh mắt cô thể hiện rõ nỗi bi ai trước mất mát to lớn nhưng lại vô cùng kiên định. Tác giả đã không vẽ nước mắt mà chỉ khắc họa nỗi đau đớn trong tâm người phụ nữ. Tay của cô xếp chéo và nắm lại nhưng không chặt, cho thấy sự quyết tâm không thể lung lay. Cô không suy sụp hay có ý định trả thù, nhưng cô thấy rõ hiện thực về cuộc bức hại.

Trang phục của cô với quần jeans và đồng hồ đeo tay bằng kim loại gợi ý rằng đây là một thảm kịch thời hiện đại. Chiếc phù hiệu Pháp Luân bị che khuất một phần chỉ ra rằng cô cũng là một học viên Pháp Luân Công. Trên thực tế, ĐCSTQ sẽ không bao giờ đồng ý để cô gặp chồng trước khi anh qua đời. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng họa sĩ đã đưa nhiều thời gian và không gian khác nhau vào bức tranh. Người vợ trẻ đang ngồi cạnh chồng có thể là một biểu tượng rằng tinh thần của cô cũng giống như của anh.

Mỗi chi tiết trong bức tranh đã lột tả việc các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã phải chịu đựng sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần như thế nào, chỉ vì họ là những người tu luyện tin tưởng và thực hành theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” để làm một người tốt trong xã hội. Sự khủng khiếp không dừng ở việc cầm tù và tra tấn các học viên, cuộc đàn áp còn ảnh hưởng đến người thân trong gia đình và bạn bè của họ. Sự đau đớn của người đàn ông đã kết thúc bằng cái chết, nhưng vợ của anh vẫn phải tiếp tục chịu đựng một nỗi đau khủng khiếp.

Có lẽ không ai nghĩ rằng ở thời đại mà nhân quyền được coi trọng như hiện nay lại có thể xảy ra những vấn đề vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đến vậy. Qua nét bút của người họa sĩ, cuộc đàn áp phi nhân tính của ĐCSTQ đã hiện lên một cách chân thực. Thông qua bức tranh, người họa sĩ mong muốn toàn thế giới biết được sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công đã và đang diễn ra tại Trung Quốc, đồng thời kêu gọi người dân thế giới cất lên tiếng nói lương tri để sớm chấm dứt cuộc bức hại tàn khốc này.

(1)Tẩy não: Chế độ Trung Cộng xây dựng các trung tâm tẩy não khắp toàn quốc với mục đích “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công, buộc họ phải từ bỏ đức tin của mình theo nhiều hình thức khác nhau

(2)”Mổ cướp nội tạng” là cách mà ĐCSTQ đã và đang áp dụng đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Họ bị ĐCSTQ mổ sống trong trạng thái không được tiêm thuốc mê với mục đích là cướp nội tạng của họ để cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng có thể đem lại lợi nhuận khổng lồ.

Hàn Mai (sưu tầm và giới thiệu)

Nguồn bài viết: http://zhenshanren.com/show-item/a-tragedy-in-china/

Bài viết liên quan

Bức tranh Chấn động

Vì sao Triển lãm Nghệ thuật “Chân-Thiện-Nhẫn” chạm đến trái tim?

“Thông qua tu luyện, tâm và thân của họ đã dần dần đồng hóa với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn”. Do vậy, các Tác phẩm Nghệ thuật đã tỏa ra năng lượng tích cực, có khả năng thức tỉnh lương tri, đánh thức điều thẳm sâu trong sinh mệnh của con người và đem đến cho người…
Tranh Hoa mai trong tuyết

Tranh sơn dầu: “Hoa mai trong tuyết” của Giang Hân Nho

Cuộc thi vẽ chân dung quốc tế của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) là một trong chuỗi sự kiện nghệ thuật và văn hóa quốc tế do Đài truyền hình NTD tài trợ. Cuộc thi là cơ hội tuyệt vời để các nghệ sĩ trên khắp thế giới thể hiện tài năng và…