Nơi làm việc và Trường học

Trường học và đơn vị làm việc đều chịu nhận chỉ thị của Đảng và được huy động ngay khi có chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công
Trường học và đơn vị làm việc được sử dụng ngay khi có chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công

Trường học và nơi làm việc nằm trong số những tổ chức mà Đảng Cộng sản huy động ngay khi phát động chiến dịch chống Pháp Luân Công vào năm 1999. Chính tại những nơi nhỏ bé này trong xã hội Trung Quốc mà cuộc đàn áp đã có thể lan rộng đến quần chúng.

Tại Trung Quốc, mọi trường học và đơn vị làm việc đều có một viên chức Đảng Cộng sản chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ thị của Đảng và báo cáo lại với cấp trên. Bộ máy quan liêu Trung Quốc dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản trong nhiều thập kỷ đã đạt đến chiều sâu và khả năng huy động nhanh chóng chưa từng có các chiến dịch trên khắp đất nước rộng lớn này.

Mặc dù hơi lỗi thời, nhưng hệ thống này đã sẵn sàng cho người đứng đầu của Đảng là Giang Trạch Dân sử dụng vào năm 1999.

Trước Lệnh cấm năm 1999, có thể nhìn thấy được sinh viên và giáo viên thường cùng nhau luyện Pháp Luân Công, giống như hiện nay ở Đài Loan “MIT của Trung Quốc” (MIT là chữ viết tắt của từ Massachusetts Institute of Technology, nghĩa là Viện Công nghệ Massachusetts, tại Mỹ), Đại học Thanh Hoa danh tiếng, có 11 điểm luyện Pháp Luân Công với hơn 500 học viên Pháp Luân Công chăm chỉ, trong đó có 100-200 giáo sư.

Ở nhiều nơi làm việc, Pháp Luân Công nhanh chóng được lan truyền từ người này sang người khác. Những nhân viên trở nên thích thú và hào hứng với kiểu luyện công mới và quy tắc đạo đức của môn tu luyện này. Ở một số nhà máy, công nhân tụ tập tại sân nhà máy để luyện các bài công pháp chậm rãi của Pháp Luân Công vào sáng sớm trước khi làm việc. Một số người quản lý thậm chí còn khen ngợi môn tu luyện này vì đã giúp nâng cao đạo đức và tinh thần làm việc của nhân viên. 

Nhưng khi cuộc đàn áp cùng với chiến dịch tuyên truyền được phát động, hàng triệu đồng nghiệp, giáo viên và học sinh đột nhiên bị tẩy chay. “Những người lao động mẫu mực” và học sinh danh dự là học viên Pháp Luân Công giờ đây đã bị khiển trách và thậm chí bị bỏ tù. Những người bạn chỉ vài tuần trước đã hỏi mượn sách Pháp Luân Công giờ đây lại thúc giục những học viên này ngừng tập luyện để tránh gặp rắc rối. (Tuyên truyền và kiểm duyệt của ĐCSTQ), 

Lãnh đạo đơn vị và hiệu trưởng các trường đột nhiên phải chịu áp lực nếu một trong những nhân viên hoặc học sinh của họ công khai kiến ​​nghị Chính phủ chấm dứt cuộc đàn áp. Lần lượt, những người lao động bị sa thải và học sinh bị đuổi học vì đức tín của họ.

Trong khi đó, các nơi làm việc và trường học buộc phải thực hiện các buổi học kiểu “Cách mạng Văn hóa”, trong đó công khai tố cáo Pháp Luân Công dựa trên các bài xã luận của Nhân dân Nhật báo và các tài liệu khác của Đảng, trong đó nêu rõ “quan điểm đúng đắn” mà người dân Trung Quốc nên có về Pháp Luân Công.

Học sinh tiểu học bị buộc phải xếp hàng và ký vào những biểu ngữ lớn tấn công Pháp Luân Công và các loại “mê tín” nói chung, đồng thời phải tuyên thệ trung thành với bản chất của chủ nghĩa Mác và khoa học tiến bộ.

Học sinh trung học phải trả lời theo đường lối chính thức của Đảng trong các kỳ thi tuyển sinh chuẩn hóa toàn quốc. Kể cả đối với những học sinh đạt tiêu chuẩn, không đưa ra câu trả lời chính thức sẽ bị trục xuất hoặc không được vào đại học. Nếu câu trả lời có tính thách thức lý luận của Đảng thì học sinh đó sẽ phải vào tù, hoặc tệ hơn nữa.

Những người tu luyện Pháp Luân Công trong tù từ chối “chuyển hóa” thì bị đe dọa rằng sự phản kháng của họ sẽ khiến những người thân yêu của họ mất việc làm và mất cơ hội giáo dục. (Gia đình và cảnh khốn cùng)

Những người sống sót cho biết, trong nhiều trường hợp, những lời đe dọa đã trở thành sự thật.

Các lớp học, văn phòng và ký túc xá cũng từng được sử dụng làm trung tâm giam giữ tạm thời đối với những người tu luyện Pháp Luân Công đã nộp đơn thỉnh nguyện lên các văn phòng thỉnh nguyện chính thức. Một phụ nữ từ Thượng Hải mô tả rằng cô đã bị nhốt trong trường nơi cô dạy học, và suốt ngày đêm, cảnh sát đã thay phiên nhau thực hiện “công tác tư tưởng”.

Tóm lại, học sinh ở tất cả các độ tuổi đều không thoát khỏi những phương pháp tàn bạo nhất của cuộc đàn áp. Ví dụ, cô Ngụy Hành Ngạn, một sinh viên tốt nghiệp Đại học Trùng Khánh, là học viên Pháp Luân Công, đã bị một cảnh sát cưỡng hiếp trước sự chứng kiến của nhiều người. Khi vụ việc của cô bị phơi bày trên mạng, cô đã biến mất và Đại học Trùng Khánh vẫn tiếp tục phủ nhận sự tồn tại của cô tại trường. (bài báo: Cảnh sát Trung Quốc hiếp dâm nữ sinh viên Sau đại học).

Do cách thức cố ý đàn áp Pháp Luân Công được thực hiện trên toàn bộ hệ thống Giáo dục của Trung Quốc, cựu Bộ trưởng Giáo dục Trần Chí Lệ đã bị kiện vì tội ác chống lại loài người. (báo cáo: Ủy viên Quốc vụ viện có thể phải ra tòa hình sự vì sử dụng hệ thống trường học của Trung Quốc làm trung tâm tẩy não và đàn áp)

Yến Sơn (Dịch từ bản tiếng Anh: https://faluninfo.net/persecution-at-work-and-school/)