Truyền thuyết dân gian: Thần hoa

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều câu chuyện về Thần hoa (Ảnh: internet)
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều câu chuyện về Thần hoa (Ảnh: internet)

Vạn vật đều có linh, mỗi loài sinh vật đều có một vị Thần đang cai quản, ví dụ cây có Thần cây, hoa tất nhiên cũng có Thần hoa. Trong dân gian lưu truyền rất nhiều câu chuyện về Thần hoa.

Trong “Thần tiên truyện” có ghi chép, ở Nhuận Châu (nay là Trấn Giang, tỉnh Giang Tô) có cây hoa đỗ quyên ở chùa Hạc Lâm “cao hơn một trượng, vào cuối xuân hoa nở rực rỡ”. Có lúc có thể thấy ba cô gái mặc trang phục lộng lẫy, cùng nhau đi dạo dưới cây. Người ta truyền rằng họ là Thần Hoa, cho nên mọi người vô cùng trân quý cây hoa đỗ quyên ở chùa Hạc Lâm này. Khi đó tiết độ sứ Châu Bảo hỏi đạo nhân Ân Thất Thất: “Hoa ở chùa Hạc Lâm quả là thiên hạ kỳ tuyệt. Nghe nói hoa có thể nở trái mùa, loài hoa này có thể nở trái mùa được không?” Ân Thất Thất đáp rằng có thể. Vậy nên Châu Bảo hi vọng có thể nhìn thấy hoa nở vào tết Trùng Cửu. (Ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch).

Ân Thất Thất đến chùa Hạc Lâm trước tết Trùng Cửu hai hôm. Đêm hôm đó, có một người phụ nữ đến gặp ông và nói: “Tôi nhận lệnh đến làm hoa nở”. Ngày hôm sau, hoa dần dần nở, đến đúng tết Trùng Cửu hoa nở rộ như mùa xuân. Khắp vùng đều kinh ngạc.

Tương truyền, lúc đầu mỗi loài hoa có một vị Thần, sau này dần dần chỉ có một vị Thần cai quản trăm loài hoa. Trong “Nguyệt lệnh quảng nghĩa“ của Phùng Ứng Kinh thời Minh có ghi chép: “Nữ Di là vị Thần cai quản sự sinh trưởng vào mùa xuân và mùa hè, đồng thời cũng là vị Thần của các loài hoa”.

Trong dân gian còn có truyền thuyết rằng đệ tử Hoa Cô của tiên nữ Vệ Phu Nhân là Thần hoa.

Tịnh Đế s/t (Nguồn: tại Chánh Kiến Net)

Bài viết liên quan

24 tiết khí trong văn hóa Trung Hoa

24 tiết khí trong văn hóa Trung Hoa

Tiết khí không đơn thuần chỉ là cách đo lường thời gian để con người điều chỉnh cuộc sống sinh hoạt phù hợp, mà đó còn là biểu hiện của tư tưởng “Tam tài” trong văn hóa truyền thống, hay Đạo của Trời Đất tại nhân gian.
Mot-phan-bucc-tranh-Thanh-minh-Thuong-ha-do

Mạn đàm về tiết Thanh Minh

Tiết Thanh Minh đã có hơn 2.500 năm lịch sử, bao gồm 2 tầng ý nghĩa, một là tiết khí đánh dấu sự biến đổi của vạn vật theo mùa, trình tự thời gian; thứ 2 là ngày Tết cố định có nội hàm phong tục và coi trọng đạo hiếu, luân lý.