“Các họa sĩ, nghệ sĩ vẽ tranh, tạc tượng các vị Thần, Phật, họ dựa vào đâu để vẽ, để tạc, khi Thần, Phật không hiện diện ở thế gian? Dựa vào trí tưởng tượng chăng?”


“Tác giả của các bức tranh này không phải là họa sĩ, nhưng cô rất thích hội họa. Sau khi cô tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, con mắt thứ ba (còn gọi là “thiên mục” – người dịch) của cô đã được khai mở. Trên đây là cảnh cô nhìn thấy qua thiên mục mà cô đã nỗ lực vẽ ra”.
Rất nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể nhìn được bằng thiên mục, thậm chí họ có thể thấy cả bản thân mình trong tiền kiếp đã từng là ai, có cuộc sống như thế nào…
Nhưng những họa sĩ, nghệ sĩ không tu luyện, không được khai mở thiên mục thì sao? Trong Kinh sách của Pháp Luân Đại Pháp giảng về vấn đề này như sau: Những họa sĩ, nghệ sĩ ấy là những người có những tố chất nhất định, trong một khoảnh khắc nào đó, họ được Thần, Phật triển hiện cho thấy hình tượng của mình để các họa sĩ, nghệ sĩ vẽ tranh, tạc tượng… để điểm hóa cho con người thế gian biết về sự tồn tại của Thần Phật. Các họa sĩ, nghệ sĩ đã rất chấn động, rất ấn tượng, họ ghi nhớ rất nhanh, rất rõ hình tượng đó và vẽ ra các bức tranh, tạc nên những bức tượng về Thần, Phật. Giới nghệ sĩ gọi đó là “khoảnh khắc xuất thần”.
Vậy tại sao hình tượng của các vị Thần, Phật lại giống với con người? Trong Kinh sách của Pháp Luân Đại Pháp giảng rằng: các vị Thần, Phật trên thiên thượng đã chiểu theo hình tượng của mình mà tạo ra con người: Thần da trắng tạo ra người ra trắng; Thần da màu tạo ra người da màu… Như vậy có thể thấy rằng nguồn gốc của con người rất cao quý và sinh mệnh của con người rất đáng trân quý.
Thu Yên biên dịch và giới thiệu
(dịch từ bản tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2002/7/11/33135p.html )