
Tiếp theo của: Bài phỏng vấn đặc biệt: Sư phụ của chúng tôi (P.1)
Mục lục
Tận sức quan tâm đến tất cả mọi người
Năm 2000, Chùa Long Tuyền được thành lập, không có tiền, chỉ có một cánh rừng tự nhiên, một hồ nước mà khi ấy không đẹp gì, nước hồ cũng chưa trong và ngôi nhà gỗ một tầng đầy dấu tích của thời gian. Ngôi nhà đơn sơ có ba phòng ngủ và một phòng khách. Đây chính là toàn bộ những gì Chùa Long Tuyền nguyên có ban đầu. Chẳng những không có bãi đỗ xe mà con đường nhỏ trong rừng chỉ cần tuyết rơi mưa đổ là mấp mô, lầy lội. Các học viên hồi đó đều tự nguyện cống hiến cả sức lực lẫn tiền bạc. Bởi vì họ đều hiểu sự trân quý của “Chân-Thiện-Nhẫn”, đều muốn kề vai sát cánh cùng Sư phụ khi Ngài dùng Pháp Luân Đại Pháp đem lợi ích đến cho nhân loại nhưng lại bị Trung Cộng bức hại.
Trung Cộng tung tin đồn rằng Ông Lý Hồng Chí sở hữu mấy ngôi nhà, dinh thự, xe sang, du thuyền. Nhưng cuối cùng, chính nó cũng phát hiện ra rằng Sư phụ không có tiền, không có nhà, không có xe, cũng không nhận lương của bất kỳ hạng mục nào.
Học viên mang tiền đến, Sư phụ giao hết lên núi (Chùa Long Tuyền). Sư phụ nói: “Tôi không cần tiền, tôi cần tiền làm gì chứ? Tôi nghĩ rồi, đời này tôi đi đến đâu, ai cũng sẽ cho tôi ăn. Tôi lấy tiền để làm gì? Tôi cũng chẳng đói được.”
Trong cuộc phỏng vấn, Sư phụ lúc nào cũng cười hào sảng, tường hòa, tự tại, khiến các phóng viên nghĩ đến điều Sư phụ dạy các đệ tử: “Không oán không hận, lấy khổ làm vui.”
19 năm đã trôi qua, Trường Phi Thiên và Đoàn nghệ thuật biểu diễn Thần Vận đã có các phòng học văn hóa, phòng học múa, phòng ăn, nhà hát, phòng hòa nhạc, khu văn phòng, thư viện và các không gian thư giãn v.v. Tất cả là do những người tu luyện xây lên từng viên gạch, từng khúc gỗ dưới sự dẫn dắt của Sư phụ. Đối với nhiều đệ tử Đại Pháp, thệ ước mà họ dùng sinh mệnh ký trước khi hạ thế đã được hoàn thành.
Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Thần Vận đầu tiên được thành lập như thế nào?

Sư phụ kể: “Ban đầu, tôi tìm một nhóm học viên, dẫn dắt một nhóm trẻ. Tụi nhỏ chiều cao khác nhau, nói đến múa thì đều không biết múa thế nào. Dần dần từng bước mà phát triển lên. Nhưng hồi đó đến một đồng cũng không có. Mọi thứ cần làm đều do mọi người tham gia tự bỏ tiền ra. Toàn bộ giáo viên thiếu gì thì tự mua nấy.” “Mọi người hoàn toàn là cống hiến.” “Đến khi có diễn xuất thì mới bắt đầu có thu nhập. Cứ từng chút từng chút một như thế mà đi tới nay.”
Phóng viên nhớ lại hồi ấy chỉ có một phòng học múa, Sư phụ đích thân dạy tụi trẻ tập nhào lộn. Các học viên lâu năm trên Chùa Long Tuyền đều biết hồi tụi trẻ lần đầu múa điệu múa của dân tộc Mãn Châu nhưng chưa từng nhìn thấy giày đế hoa bồn. Sư phụ phải tự tay xỏ giày cho từng đứa rồi chỉnh cho ngay ngắn.
Nhìn những món quà đầy yêu thương do các em tự tay làm để tặng Sư phụ, chúng tôi lại nghĩ đến những học viên cũ của Trường Phi Thiên đã phối hợp với Trung Cộng để vu khống Pháp Luân Công và Thần Vận. Về vấn đề này, Sư phụ giải thích: “Mấy đứa nhỏ đó không phải là tự chúng muốn đến Thần Vận đâu, đều là bị cha mẹ ép đến. Thường những đứa trẻ như vậy thì ở đây không nổi.” Còn như “những đứa trẻ tự nói ‘Con muốn tu luyện’, ‘Con muốn trợ Sư chính Pháp’ thì biểu hiện đều hết sức tốt.”

Hơn chục năm qua, các học sinh của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận và Trường Phi Thiên được Sư phụ chăm chút tỉ mỉ, ngay cả con gái của chính Sư phụ cũng chưa từng được chăm sóc tỉ mỉ đến vậy. Hồi con gái của Sư phụ còn nhỏ, Sư phụ phải bôn ba khắp nơi để truyền Pháp nên con gái thường không được gặp cha, trong khi các học sinh Phi Thiên chẳng mấy khi mà không gặp được Sư phụ. Trước kia, Sư phụ không có tiền, khó lắm mới mua được cho con gái đôi giày bày bán trên vỉa hè, con gái vô cùng vui sướng. Giờ đây, các diễn viên Thần Vận và học sinh Phi Thiên ngay đến trang phục, ăn uống… hay những gì cha mẹ có thể nghĩ đến thì Sư phụ đều lo cho; những gì cha mẹ không nghĩ ra, không làm được cho con cái họ, Sư phụ cũng lo hết. Sư phụ mỉm cười nói: “Hồi đó, tụi trẻ còn nhỏ… thì tôi phải đối đãi với chúng như cha mẹ chúng chứ.”
Hơn chục năm qua, Sư phụ đã chăm lo cho tu luyện của mọi người, ngày nào cũng tận lực quan tâm đến từng học viên trên núi. Buổi tối, Ngài còn kiên trì chuẩn bị túi đồ ăn nhẹ cho tụi nhỏ, rồi đích thân phát từng bao cho từng đứa trên đường về ký túc xá. Sư phụ biết đám trẻ luyện tập cực khổ, lại đang tuổi lớn nên đến tối dễ đói bụng.
Các học viên trên núi nói: nếu kể chuyện về Sư phụ thì ngày nào cũng có bao nhiêu chuyện, ai cũng có, kể mãi không hết.
Nhà ba người có công việc và chi tiêu của nhà ba người. Nhà ngàn người có chi phí của nhà ngàn người. Chi phí trên núi rất lớn: tiền xăng, tiền dầu sưởi, tiền điều hòa, tiền điện, tiền ăn,… Ngoài ra, toàn bộ học sinh tại đây đều được miễn học phí, miễn phí ăn ở, miễn đủ loại chi phí khác, cho nên gánh nặng cực lớn.
Sư phụ Lý Hồng Chí không chỉ chăm lo cho các nghệ sĩ trẻ ở Trường mà còn lo họ tốt nghiệp xong sẽ ra sao. Dù gì, so với sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học kỹ thuật thì sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành nghệ thuật đi tìm việc khó hơn rất nhiều, duy trì sinh kế, phát triển sự nghiệp không dễ. Với những sinh viên ở lại rường dạy học, nguyện ý trở thành diễn viên chính thức của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận, sau khi họ tốt nghiệp, kết hôn, cũng cần tăng lương để họ đủ sức trụ lại. Tất cả đều cần đến tiền.
Sư phụ trân quý nhân tài, càng hy vọng các đệ tử bước đi thật tốt trên con đường tu luyện một cách viên mãn.
Truyền Pháp
Ngày hôm nay, các đệ tử Đại Pháp đều biết điều Sư phụ truyền cấp cho họ là Đại Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ. Thế nhưng, Trung Quốc dưới sự thống trị của Trung Cộng đã trở thành xã hội phản Thần, phản tôn giáo, là xã hội mà bất luận là già trẻ, nam nữ đều nhất loạt bị kiểm soát tư tưởng, kiểm soát thân thể, kiểm soát kinh tế. Trong một xã hội hà khắc, bất chấp pháp luật như thế, Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền ra như thế nào?
Từ những năm 1980 đến cuối những năm 1990, ở Trung Quốc nổi lên cơn sốt khí công, có đến hàng ngàn vạn người đam mê khí công. Hiệu quả chữa bệnh khỏe người của khí công thì mắt thường cũng thấy được. Vì thế, các nghiên cứu khoa học nhân thể và mối liên hệ giữa vật chất và tinh thần được nhìn nhận lại, dần dần tích lũy được chút điều kiện để khám phá và thực hành. Song, những ai mong muốn khám phá bí ẩn về nhân thể, sinh mệnh, và vũ trụ thì vẫn khổ não vì chưa tìm ra lời giải thâm sâu hơn có thể khiến mình tin phục.

Năm 1992, tình cờ Sư phụ đã có cơ hội từng bước công khai truyền Pháp Luân Đại Pháp ra xã hội. Sư phụ nhớ lại: “Ban trụ, ở Trường Xuân người ta dạy khí công, tôi ở đó nghe rồi nói với họ vài câu. Vừa nói mấy câu, họ sửng sốt: ‘Ôi chao! Ông là… Ông nói cho chúng tôi về cái này đi, nói cho chúng tôi về cái kia đi. Cái đó dễ quá, tôi biết hết rồi, đều nói cả rồi. Ây dà! Hay ông mở lớp dạy chúng tôi đi!”
“Những người đó đều luyện khí công lâu năm rồi. Rồi họ đột nhiên nói: ‘Để tôi sắp xếp địa điểm cho thầy luôn! Tôi sắp xếp việc này, việc kia cho thầy.’ Sắp xếp xong xuôi, họ nói: ‘Thầy Lý à, thầy mau đi giảng bài cho chúng tôi đi.’ (Một số) người đam mê khí công rất khao khát, cứ nhất quyết mời tôi tới giảng. Thế là tôi đã giảng cho họ một khóa học ở Trường Trung học Cơ sở Số 5 Trường Xuân.”
“Nhưng khác với tu luyện Phật gia, những người đam mê khí công đã quen với cái gọi là ‘báo cáo trị bệnh bằng khí công’. Họ coi đó là điều đương nhiên nên cũng mang ra bảo Sư phụ truyền Pháp làm. Họ nói: ‘Giảng bài cũng được, nhưng còn trị bệnh cho mấy bệnh nhân (đã được đưa đến) nữa. Các báo cáo trị bệnh bằng khí công chẳng phải đều nói vậy sao?’ Ôi, tôi vừa đến đã thấy toàn là bệnh nhân ở đó. Làm sao đây? Sao mà giảng bài được đây? Họ ở đó xuýt xoa “ai da, ai da”, còn có người đeo cả ống truyền dịch tới. Tôi bèn lại chỗ họ, chữa trị cho từng người một. Rất nhanh, chỉ mấy giây sau, họ đã đứng dậy được. Họ đứng dậy rồi thì tôi lên bục giảng, đó là giảng đường bậc thang. Tôi nói: ‘Nghe tôi nhé, bước đi nào!” Họ đều bước đi được, họ (vốn) căn bản là không đứng dậy được, bán thân bất toại. Tôi nói: “Chạy nào!”, rồi lạch bạch lạch bạch, ai cũng chạy được cả. Tôi nói: “Được rồi, bắt đầu giảng bài thôi.” Thế là họ lập tức biết rằng ‘Các đại sư khí công cũng không lợi hại đến vậy!’ Sau đó, tôi bắt đầu giảng bài. Cuối cùng, họ đặt một số câu hỏi, tôi cũng giải đáp cho họ. Từ đó trở đi, tôi không dừng (việc mở lớp giảng Pháp) được nữa.”
Những người bị liệt hoặc mắc bệnh nan y phải mất bao nhiêu phí tổn mới chữa khỏi được? Những ai từng đọc sự tích về Đức Phật Milarepa đều biết cần cúng dường rất nhiều cho Thượng sư. Sư phụ bỗng chốc khiến những người kia khôi phục lại sức khỏe, cử động đi lại như ý, vậy mà khi kể lại chỉ nhẹ như mây bay gió thoảng.
Giới tu luyện biết rằng nhân loại ngày nay đều là sinh mệnh từ tầng cao chuyển sinh tới. Bởi vậy, khi nghe Sư phụ giảng ra thiên cơ, rất nhiều điều bị chôn giấu sâu trong tâm bấy lâu đều trỗi dậy. Sau đó, Sư phụ bảo họ: “Phần giảng bài xong rồi, giờ luyện công nhé.” Vậy là một nhóm người đam mê khí công bắt đầu luyện Pháp Luân Công. Tin tức lớp khí công ở Trường Trung học số 5 Trường Xuân lan ra, Đại sư Lý nhận được lời mời từ khắp nơi, mời Ngài truyền thụ khí công của mình. Sư phụ Lý Hồng Chí đã trở thành ‘Sư phụ khí công’, ‘Đại sư Lý’ trong mắt mọi người như vậy đó.
Sư phụ truyền Đại Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn” nhưng lại bị coi là khí công sư. Tuy nhiên, chỉ cần có lợi cho chúng sinh thì Sư phụ chẳng màng đến danh dự hay cách xưng hô. Sư phụ sớm đã nói: “Chư vị gọi tôi là Thầy, Đại sư, Sư phụ, Ông, gọi là gì cũng được.”
Nhiều sự việc sau này, có lẽ có người cũng biết, mục “Kỷ niệm Đại Pháp” trên Minh Huệ Net có rất nhiều bài viết về hồi ức thời đó, bạn đọc quan tâm có thể xem các bài viết cũ.
Đối với Sư phụ, tiết kiệm đã thành thói quen tự nhiên, nhưng để làm được những việc cần làm, Sư phụ lại hoàn toàn không chịu sự hạn chế của tiền bạc.

Từ năm 1992 đến cuối năm 1994, mỗi khóa học trực tiếp ở Trung Quốc đại lục bình quân kéo dài chín ngày mà chỉ thu phí 50 Nhân dân tệ (học viên cũ còn được giảm phí một nửa). Số tiền này được dùng để chi trả vé tàu, ăn uống cho những người đi theo Sư phụ tổ chức khóa giảng và in tài liệu. So sánh một cách tương đối với mức phí của các lớp khí công bấy giờ thì mức phí này là rất thấp, thấp đến mức khiến cho các khí công sư khác bất mãn vì cho rằng Sư phụ thu phí thấp để giành giật thị trường. Tuy nhiên, Sư phụ là vì thương học viên nên gắng sức tiết kiệm tiền cho học viên.
Để tiết kiệm tiền, Sư phụ đi tàu hỏa chỉ ngồi ghế cứng, hiếm khi mua vé giường nằm. Nhưng kỳ lạ là dù tàu kín chỗ, mỗi lần Sư phụ mua ghế cứng thì ghế bên cạnh Ngài đều không có ai ngồi, thế nên Sư phụ có thể nằm xuống nghỉ ngơi. Sư phụ phần lớn ăn mỳ ăn liền, thi thoảng cải thiện sẽ ra quán nhỏ vỉa hè ăn bát mỳ nước. Nhà trọ Sư phụ chọn cũng là nhà trọ đơn sơ, giá rẻ nhất. Một nhóm người vác trên vai túi dứa bạt, không phải mỳ ăn liền thì là tài liệu in sẵn cho khóa học. Hai năm mở 56 khóa giảng trực tiếp như vậy, các học viên đi theo Sư phụ ăn mỳ ăn liền đến phát sợ, còn toàn bộ các học viên tham gia khóa học đều biết ơn Sư phụ không sao diễn tả hết bằng lời. Lúc đó Đại sư Lý nói với những nhân viên làm việc đi theo rằng: “Các bạn đi theo tôi phải chịu khổ rồi”. Để mở được các khóa truyền Pháp trong hai năm ấy, kỳ thực chi phí không hề nhỏ, nhưng Sư phụ chỉ để tâm đến việc làm sao hoàn thành việc cần làm.
Không có tiền thì xuất bản sách thế nào? Một học viên tại Bắc Kinh làm kinh doanh đã cho Sư phụ vay mấy nghìn Nhân dân tệ. Sau khi Nhà sách bắt đầu xuất bản cuốn ‘Pháp Luân Công Trung Quốc’, có được tiền, thì trước tiên là Sư phụ trả lại tiền cho người ta. Sau một số trắc trở, cuốn “Chuyển Pháp Luân” mới được ra mắt. Một học viên theo Sư phụ đi mở lớp là quan chức làm kinh doanh. Biết Sư phụ không có tiền, ông thường chi trả chi phí đi lại cho Sư phụ. Vị học viên này nói đùa với Sư phụ: Sư phụ coi Sư phụ kìa, người ta làm khí công sư hễ rút tiền ra là hàng mấy vạn, mấy chục vạn (Nhân dân tệ), còn Sư phụ thì đến tiền ở trọ cũng không có. Hồi đó, mấy vạn Tệ ở Trung Quốc là số tiền rất lớn. Hồi tưởng lại thời ấy, Sư phụ cười hào sảng: “Những việc cần làm dù có khó nữa thì cũng phải làm cho được, mà đều có thể được.”

Quay trở lại việc truyền Pháp ở Trung Quốc. Pháp Luân Công đã được truyền rộng khắp nơi và ảnh hưởng tại Trung Quốc tăng lên hàng ngày. Một số người nóng lòng bắt đầu lên kế hoạch “chỉnh người” (thuật ngữ của chính quyền Trung Cộng, ý chỉ răn đe, chỉnh đốn). Thế nhưng, sau khi bí mật tìm hiểu, họ mới phát hiện ra rằng ”ông Lý Hồng Chí không có tiền, cũng không nhận nữ giới đi theo. Thế thì chỉnh cái gì” Ảnh hưởng của Sư phụ bấy giờ đã rất lớn rồi, hơn nữa, sự hỗn loạn thời “Cách mạng Văn hóa” đã hết. Dù “chỉnh người” đã thành thói quen của Trung Cộng nhưng nếu không kiếm được cớ gì thì cũng không tiện bề hạ thủ.
Sư phụ nhớ lại: ”(Năm 1996), ai sai khiến thì tôi không biết, họ bảo một vị nữ Cục trưởng của Bộ Thương mại mời tôi ăn cơm. Hồi ấy, mời ăn cơm thường là nhờ trị bệnh, tôi bèn đi.” Khi đến nơi thì vị quan chức này mở bài ngửa: ‘Thưa Thầy Lý, ảnh hưởng của Thầy ở Trung Quốc quá lớn rồi, Thầy phải rời khỏi Trung Quốc thôi.’ Nói thẳng ra như vậy đó. Nghe vậy tôi nghĩ: phải rồi, Giang Trạch Dân tức chết mất, hai bên đường Trường An toàn người luyện Pháp Luân Công. Tôi bèn nói: Được, tôi sẽ ra nước ngoài.”
Ở Trung Quốc, bất kỳ tín ngưỡng tôn giáo nào nếu không thành lập hi bộ Đảng, không thừa nhận rằng “lợi ích của Đảng là trên hết” thì Trung Cộng liền nhìn như hổ đói, chờ thời cơ chỉnh đốn, thậm chí khiến người ta không còn chỗ đứng. Vậy nên, dù Pháp Luân Công dùng “Chân-Thiện-Nhẫn” giúp hàng triệu người Trung Quốc hồi phục sức khỏe, nâng cao đạo đức, tiết kiệm chi phí y tế khổng lồ cho chính phủ nhưng Sư phụ vẫn mất chỗ dung thân ở Trung Quốc.

Chẳng bao lâu sau, năm 1997, Sư phụ có visa di dân theo diện ‘Nhân tài Kiệt xuất’ để di cư sang Mỹ. Năm 1998, sau khi thu xếp ổn thỏa các việc, gia đình Sư phụ quay lại Mỹ nhưng không có tiền, cũng chẳng có chỗ trú chân. Sư phụ định đến San Francisco, nhưng học viên trợ giúp nói không tìm được chỗ ở. Sư phụ bèn nhận lời mời đến Atlanta, ở cùng trong căn hộ chật hẹp mà một học viên Pháp Luân Công thuê. Vì sinh hoạt vô cùng bất tiện, nên gia đình Sư phụ lại chuyển tới New York. Chỗ ở tại New York hồi đó cũng tồi tàn hết mức. Cuối cùng, Sư phụ đến sống trong một căn hộ studio (kiểu căn hộ 3 trong 1, vừa là phòng khách, vừa là phòng bếp, vừa là phòng ngủ) mà một học viên Pháp Luân Công thuê ở trong thành phố. Năm 1999, sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, Trung Cộng đã tung tin đồn nhảm rằng tòa nhà có căn hộ studio đó “là tòa nhà của ông Lý Hồng Chí.”
Hồi tưởng lại con đường tu luyện, là những đệ tử lâu năm, chúng tôi đều có thể nhìn rộng ra, cho dù là phương Đông hay phương Tây, nào có người truyền Pháp nào mà không được đệ tử cung dưỡng (chú thích: “cung dưỡng” ngày nay bị gọi chệch thành “cúng dường”)? Cung dưỡng không phải ở chỗ vật chất nhiều ít bao nhiêu, mà là ở chỗ tâm linh thành kính và chính tín thế nào. Còn Sư phụ của chúng tôi trước nay chưa từng yêu cầu đệ tử cung dưỡng gì, mà chỉ cần cái tâm tu luyện của chúng tôi. Một người cả đời tìm thầy tìm thuốc, nào tiêm, nào dưỡng sinh thì phải mất bao nhiêu tiền đây? Sư phụ trân quý cái tâm tu luyện ấy của chúng tôi, không cần đến một đồng, mà đã khiến chúng tôi toàn thân vô bệnh rồi, cả đời không cần phải đi tiêm thuốc, uống thuốc, hay khám bệnh nữa. Sư phụ vốn đáng được sống cuộc sống tốt hơn nhiều, mà cũng không hề khó để có được cuộc sống thượng đẳng, nhưng Sư phụ không đặt tâm tư ở chỗ đó – Sư phụ chí hướng cao vời. Sư phụ vì sao lại truyền Pháp? Vì sao phải cực khổ dẫn dắt đệ tử tu luyện? Vì sao làm Giám đốc Nghệ thuật cho Shen Yun? Vì sao tình nguyện làm hạng mục cho đệ tử Đại Pháp? Là đệ tử chân tu thì trong tâm không thể không hiểu được điều này.
Đến nay, ngay cả nhiều người không tu luyện cũng đã biết Pháp Luân Đại Pháp hoàn toàn khác các môn khí công khác, không phải để chữa bệnh, không phải để kiếm tiền, không phải kiểu ‘ban ngày khoác cà sa, ban đêm lại về nhà’, mà là tu luyện Phật Pháp một cách chân chính, dạy con người “Chân-Thiện-Nhẫn”, phản bổn quy chân.
Pháp Luân Công đã bị bức hại hơn 1/4 thế kỷ, nhưng “Chân-Thiện-Nhẫn” vẫn sừng sững hiên ngang, soi sáng tâm và làm kiên định chính niệm của người tu luyện. Sự kiên định, bền bỉ của các học viên Pháp Luân Công là nhờ chính tín “Chân-Thiện-Nhẫn”, nhờ căn cơ, nhờ Sư phụ Lý Hồng Chí ngôn truyền thân giáo, vừa truyền giảng Pháp, vừa lấy bản thân làm gương để dạy đệ tử.
(Hết)
Phúc Âm (t/h)