
Ngày 3 tháng 1 năm 2025, nhóm phóng viên đặc biệt của Minh Huệ tại New York có chuyến thăm một số tổ chức ở phía Bắc New York (Mỹ), do các học viên Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) thành lập, bao gồm Chùa Long Tuyền (Dragon Springs) và Thần Vận (Shen Yun). Đồng thời, phóng viên còn gặp gỡ nhà sáng lập Pháp Luân Công kiêm Giám đốc Nghệ thuật của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Thần Vận (Shen Yun Performing Arts) – Sư phụ Lý Hồng Chí. Sư phụ năm nay 73 tuổi nhưng nhìn như chỉ như mới 50 tuổi, thậm chí còn trẻ hơn. Sư phụ gầy hơn so với những năm trước, vận trang phục giản dị, gọn gàng, ánh mắt vẫn ấm áp, cương nghị mà tường hòa.
Mục lục
Tình nguyện làm việc
Về cáo buộc gần đây của một kênh truyền thông hải ngoại rằng “Ông Lý lợi dụng lòng trung thành và sức lao động rẻ mạt của những người đi theo để tích lũy khối tài sản lên tới 266 triệu đô la Mỹ”, Sư phụ Lý trả lời rằng nếu phóng viên kia không đưa tin thì Sư phụ cũng không biết tình hình tài chính của Thần Vận và Sư phụ thực sự lo Đoàn nghệ thuật không đủ sức trang trải chi phí.
Các học viên Pháp Luân Công phải rời bỏ quê hương và môi trường thân thuộc để sang Mỹ tị nạn, đơn độc tại Mỹ, không có nền tảng. Các tổ chức phi lợi nhuận, các đoàn thể tôn giáo khác có thể dựa vào những khoản quyên tặng của Chính phủ và doanh nghiệp. Tuy nhiên, Pháp Luân Công không nhận được quyên tặng hay hỗ trợ tài chính nào như vậy, đặc biệt là vì 20-30 năm qua, các doanh nghiệp đa phần đều có lợi ích kinh doanh ở Trung Quốc. Trung Cộng ngấm ngầm thông qua đủ loại phương thức khiến xã hội phương Tây không dám chất vấn về vấn đề nhân quyền của học viên Pháp Luân Công. Vì thế, ngay cả ở Mỹ, các tổ chức khác đa phần đều có tài trợ của Chính phủ, còn các tổ chức của Pháp Luân Công chỉ có thể tự lực cánh sinh.

Thành công của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Thần Vận đã được cả thế giới biết đến. Song, những khó khăn và thực tế đằng sau thành công ấy thì rất nhiều người chưa hiểu được, ngay cả các học viên Pháp Luân Công ở Bắc Mỹ. Vì tin tưởng nên hầu hết mọi người không cảm thấy cần phải biết cụ thể. Các đệ tử lâu năm đều biết Sư phụ Lý đến để truyền Pháp, nhưng lại gánh vác trách nhiệm nặng nề của Giám đốc chỉ đạo Nghệ thuật cho Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Thần Vận. Chỉ riêng hai việc này cũng đã có nhiều gian truân và thách thức to lớn đằng sau đó. Vì thế, một số học viên lâu năm đã tự tìm cách đảm đương công tác hành chính và tài vụ của Công ty, gắng sức tự giải quyết khó khăn, bởi đó cũng là con đường tu luyện của họ.
Tại cuộc gặp này, Sư phụ cũng vui vẻ trả lời rằng Sư phụ không tham gia vào công tác hành chính, các học viên phụ trách hành chính và tài vụ cũng không báo cáo với Sư phụ. Một kế toán của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Thần Vận đã xác nhận rằng: “Tài vụ có quy định và thủ tục tài vụ”. Mọi người đều làm việc chăm chỉ để hoàn thành trách nhiệm của mình. Suy cho cùng, Sư phụ ở đây để truyền Pháp và dẫn dắt mọi người tu luyện, không phải để làm lãnh đạo.
Khi các học viên trong công tác có vấn đề gì về tu luyện, nếu thấy có lợi cho việc đề cao tâm tính của học viên thì Sư phụ mới chỉ ra và còn từ bi giải đáp thắc mắc. Sư phụ quan tâm đến tất cả các học viên trong các hạng mục cứu người, chăm lo cho tu luyện của tất cả các học viên trong và ngoài Trung Quốc.
Sư phụ không nhận một đồng thù lao từ bất kỳ công ty hay hạng mục nào mà vẫn vui vẻ, dù không biết các hạng mục vận hành ra sao. Sư phụ nói: “Kể cả Minh Huệ Net (Minghui.org), Thời báo Đại Kỷ Nguyên (The Epoch Times), Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) hay Thế giới Kiền tịnh (Ganjing World), họ vận hành thế nào, có bao nhiêu nhân viên, tài chính ra sao, tôi đều không biết, hoàn toàn không quản lý gì – phải để họ tự làm được, đó là con đường tu luyện của họ. Tôi cứ bảo thế này, thế kia mãi thì chính là hủy mất cây cầu của họ, hủy mất con đường của họ. Bởi vậy, tất cả những điều này tôi căn bản là không quan tâm, chỉ quản việc tu luyện của đệ tử thôi.”
Về việc tình nguyện làm việc cho Thần Vận, Sư phụ cho biết, ngoài chăm lo việc tu luyện của học viên, Ngài còn tình nguyện giúp họ thiết kế phục trang, giúp họ nâng cao trình độ kỹ thuật. “Không ai đưa tôi xu nào, cũng không trả lương” – Sư phụ cười, nói.
Phóng viên đã phỏng vấn một vài cá nhân của các công ty khác. Giám đốc Tài chính của Nền tảng Trực tuyến Tác phẩm Thần Vận (Shen Yun Creations/Shen Yun Zuo Pin) và Tổng Giám đốc của Công ty Trang phục Thần Vận (Shen Yun Dancer) đều xác nhận rằng họ tự xử lý việc kinh doanh và quản lý tài chính. “Sư phụ không xem, chúng tôi cũng không báo cáo.” Giám đốc Tài chính của Thời báo Đại Kỷ Nguyên (The Epoch Times) và Tổng Giám đốc của Phát thanh Hi vọng (Sound of Hopes) cũng đưa ra câu trả lời tương tự.
Sư phụ tự thiết kế chiếc áo khoác hai mặt màu xanh lam và vàng thêu chữ “Pháp Luân Đại Pháp” cho các học viên. Thiết kế khóa kéo trên và dưới để tiện cho việc tọa thiền, chất liệu vải không thấm nước, ôm vừa người để giữ ấm, phù hợp với các sự kiện ngoài trời. Áo khoác bông giá 120 đô la Mỹ, áo khoác lông vũ giá 168 đô la Mỹ; trên thị trường khó có thể tìm được sản phẩm tương tự có cùng chất lượng với mức giá này. Khi được hỏi tại sao mức giá thấp như vậy, Tổng Giám đốc của Công ty Trang phục Thần Vận cho biết hai kiểu áo khoác ngắn này “chỉ bán cho học viên. Sư phụ muốn chúng tôi giữ giá ở mức thấp nhất có thể”. Về việc này, Sư phụ cười, nói: “Đúng là tôi đã nói vậy. Nếu như có thể, tôi mong có thể tặng miễn phí cho học viên.”

Câu nói “miễn phí cho học viên” nghe vô cùng quen thuộc. Về vấn đề định giá và bán sách của Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ cũng đã nhiều lần nói câu ấy. Với học sinh của Trường Phi Thiên, học phí, chỗ ở, ăn uống, sách vở, trang phục, chi phí đi lại… thì xác thực từ trước đến nay đều được miễn phí. Điều ấy tương đương với việc một năm Nhà trường trợ cấp cho mỗi học sinh 50.000 đô la Mỹ, phụ huynh chỉ cần lo chi tiêu cá nhân ngoài trường học của học sinh.
Lối sống giản dị và ý chí kiên định
Sư phụ trong mắt học viên các bạn là người như thế nào?
Tại Chùa Long Tuyền, chúng tôi gặp một học viên đã theo Sư phụ 20 năm. Ông trầm ngâm vài giây rồi từ tốn nói: “Ý chí phi thường, cuộc sống giản dị, mục tiêu minh xác.”
Học viên ấy kể dù ở Chùa Long Tuyền hay trong các chuyến đi, buổi sáng Sư phụ đều tự giặt quần áo, không ăn sáng hoặc chỉ uống chút nước và cà phê; buổi trưa Sư phụ ăn đơn giản ở nhà ăn của Chùa Long Tuyền; buổi tối thì Sư phụ chỉ uống một bát canh hoặc cơm nguội chan nước sôi với dưa muối.
Một học viên khác kể, một lần vào bữa sáng, anh luộc một mẻ trứng, đoạn đưa cho Sư phụ chọn trước, cứ hy vọng Sư phụ sẽ chọn quả to nhất, ngon nhất. Thế nhưng, Sư phụ nhìn rồi chọn quả xấu nhất, bảo rằng Sư phụ lấy quả này là được rồi.
Một học viên khác nhớ lại lần được Sư phụ dẫn đi ăn đồ ăn tự chọn. Hôm đó anh rất vui, muốn được mau đi lấy đồ ăn, mau mang ra bàn. Lúc xếp hàng đến lượt, anh tìm Sư phụ nhưng chỉ thấy Sư phụ yên lặng đứng cách đó không xa, đợi mọi người lấy đồ ăn xong rồi mới ra lấy. “Tay tôi bỗng khựng lại, nghĩ bụng: đệ tử không nên lấy đồ ăn trước Sư phụ mới phải. Nhưng Sư phụ khẽ gật đầu, tỏ ý cho phép tôi cứ dùng bữa trước.”
Nói về “mục tiêu minh xác” và “ý chí phi thường”, một học viên Đại Pháp theo Sư phụ 20 năm cho biết: “Khi đã định ra mục tiêu, Sư phụ sẽ tiếp tục tiến về phía trước. Dù có khó khăn Ngài cũng không quan tâm, Ngài sẽ không dừng lại. Sư phụ không có quan niệm về tiền bạc, cần làm gì thì làm nấy. Hàng ngày thấy Sư phụ như vậy, có lẽ quen rồi nên thấy bình thường, nhưng quay đầu nhìn lại mới thấy thật phi thường. Bất kể có khó khăn gì, Sư phụ đều hoàn thành những gì cần phải làm, không như chúng ta, làm việc gì mà gặp khó khăn là bỏ dở.”
Có việc gì mà anh cho là không thể nhưng Sư phụ lại làm được?
“Rất nhiều việc chúng tôi cứ nghĩ là không làm được nhưng Sư phụ không để tâm, vẫn cứ theo hướng đó mà làm, cuối cùng cũng làm được. Bởi vậy, tôi nghĩ, tất cả là nhờ vào ý chí và sự chuyên chú của Sư phụ.”
“Theo tôi thấy, Sư phụ không có khái niệm “khó”. Chúng tôi cứ nghĩ: ồ, việc này khó thế, khó thế này thì không tốt. Sư phụ thì không bị khó khăn ngáng trở.”

Các học viên ở công trường đều biết Sư phụ đã và đang làm việc tại đó không ngừng nghỉ. Trên công trường xây dựng Chùa Long Tuyền, Sư phụ luôn có mặt ở nơi khó nhất cũng như nơi nguy hiểm nhất. Khi khiêng cây gỗ, Sư phụ chọn đầu nặng hơn. Rác trên công trường cũng thường được Sư phụ dọn. Người khác động tác còn chẳng nhanh nhẹn bằng Sư phụ, hơi chậm một chút Sư phụ đã tự dọn dẹp xong. Vũng nước bẩn không ai muốn dọn, Sư phụ không nói câu nào, lẳng lặng xắn tay dọn. Thấy trên đường có viên đá, hòn sỏi, Sư phụ thuận tay nhặt lên, ném vào lề đường để tránh cho bánh xe cán qua làm hỏng mặt đường. Đinh ở công trường và trên đường, Sư phụ hễ thấy là nhặt, phân loại rồi giao lại cho nhà kho. Sư phụ chỉ đạo Đoàn nghệ thuật, sáng tác nghệ thuật, thiết kế phục trang, đạo cụ, dạy thanh nhạc, biên soạn tiết mục, kiểm định chất lượng… Trong thời gian giải lao giữa những lúc bận rộn hay khi đi đường, Sư phụ vẫn tranh thủ thời gian lấy ra tệp giấy loại phổ thông nhất để viết ca từ, khúc nhạc.
Sư phụ nói rõ ràng rằng Sư phụ dẫn dắt mọi người tu luyện nên bản thân Ngài đương nhiên phải làm gương. Trong lịch sử đã có nhiều bài học về sự nguy hiểm của tiền bạc nên Sư phụ không bao giờ lấy tiền mà còn dạy mọi người biết tiết kiệm. Chẳng hạn, khi mua trang thiết bị biểu diễn, thiết bị ánh sáng, Sư phụ đều bảo học viên “hãy tìm đồ hạ giá”.
Sư phụ nói: “Vì công việc nhiều nên tôi thường ở trong ký túc xá của Chùa Long Tuyền. Tôi muốn cho tụi nhỏ ở đây một ngôi trường tốt nhất, hoàn cảnh tốt nhất thế giới. Tôi đã nói với cha mẹ chúng rằng tôi muốn trao lại cho các vị đứa con tốt nhất, đây là việc mà tôi tập trung, chuyên chú.” (Chú thích: “tụi nhỏ” là cách gọi của thế hệ cha ông đối với thế hệ con cháu trong văn hóa Trung Quốc, ở đây chỉ các nghệ sĩ trẻ của Thần Vận và các học sinh trường Phi Thiên).
Tiếp theo: Bài phỏng vấn đặc biệt: Sư phụ của chúng tôi (P.2)
Phúc Âm (t/h)