Giới thiệu về tranh thời Tống lưu trữ tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo, Nhật Bản

Triều đại nhà Tống là thời kì đỉnh cao của hội họa Trung Quốc. Các danh họa vẽ tranh chân dung, tranh hoa điểu, tranh sơn thủy liên tục xuất hiện. Trong thời kỳ này, Nhật Bản và Trung Quốc cũng có nhiều hoạt động trao đổi, đặc biệt là thông qua các thiền sư. Điều này đã thúc đẩy các loại văn vật của Trung Quốc truyền đến Nhật Bản, trong đó có các bức tranh của nhà Tống. Nhiều tác phẩm hội họa thời kỳ này đang được lưu trữ tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo, Nhật Bản.

Con đường lưu truyền tranh vẽ thời Tống vào Nhật Bản

Khái quát về lịch sử và nghệ thuật thời Tống

Triều đại nhà Tống (960-1279 SCN) là vương triều thống nhất kế tục triều đại nhà Đường. Sau khi nhà Đường bị diệt vong, Trung Quốc trải qua 53 năm chiến tranh loạn lạc, lịch sử gọi là “ngũ đại thập quốc”. Thời nhà Tống không có chiến tranh loạn lạc, không có hoạn quan loạn chính, không có ngoại thích chuyên quyền, văn học, lịch sử, triết học và khoa học đều phát triển vượt bậc.

Đây cũng là thời kỳ đỉnh cao của hội họa Trung Quốc. Các danh họa vẽ tranh chân dung, tranh hoa điểu, tranh sơn thủy liên tục xuất hiện.

Sự lưu truyền của tranh vẽ thời nhà Tống vào Nhật Bản

Vào cuối thời Heian (Bình An) ở Nhật Bản, tương ứng với năm Quan Bình thứ sáu (năm Càn Ninh đầu tiên của nhà Đường, tức năm 894), việc cử sứ giả sang nhà Đường bị đình chỉ, giao lưu giữa chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc cũng ngừng lại trong một thời gian. Tuy nhiên, phần văn hóa nhà Đường du nhập vào Nhật Bản này đã dần dần hòa nhập vào văn hóa Nhật Bản, đồng thời được kế thừa và phát triển, từ đó đã khai sinh ra một nền văn hoá mới ở đất nước Nhật Bản.

Cùng với sự sụp đổ của nhà Đường và sau thời Ngũ Đại cho đến thời nhà Tống, Nhật Bản bắt đầu tiếp thu nền văn hóa thời nhà Tống mới. Trong các triều đại nhà Tống, nhà Nguyên và nhà Minh, sự trao đổi lẫn nhau giữa hai nước chủ yếu thông qua giao thương bằng thuyền với hình thức công và tư. Việc trao đổi giữa hai nước thông qua các thiền sư ngày càng gia tăng, cứ như thế các loại văn vật của Trung Quốc dần truyền đến Nhật Bản.

Giới thiệu một số bức tranh

Tranh thiên nhiên/sơn thủy

Tranh “Liên trì thủy cầm” của Cổ Đức Khiêm thời Nam Tống

Tranh “Liên trì thủy cầm” (Nguồn: Bảo tàng Văn vật quan trọng Quốc gia, Nhật Bản)

Ở những nơi như Bì Lăng (Thường Châu) thuộc vùng sông nước Giang Nam của Trung Quốc, kể từ thời Ngũ Đại, hình ảnh chim nước (thủy cầm) trong ao sen đã xuất hiện thường xuyên trong các bức tranh màu và tranh thủy mặc. Bức tranh này là tác phẩm tiêu biểu cho dòng tranh tô màu vào cuối thời Nam Tống. Trong bức tranh, ta có thể thấy thời gian trôi qua từ lúc hoa sen mới chỉ là nụ hoa đến khi hoa nở rồi tàn. Bức tranh thuộc bộ sưu tập của gia đình Mitsui.

Một số tác phẩm khác

Tranh “Phù Dung hồng” của Lý Địch thời Nam Tống

Nguồn: Bảo tàng Văn vật quan trọng Quốc gia, Nhật Bản

Tranh “Sơn Thủy” của Mễ Nguyên Huy

Nguồn: Bảo tàng Văn vật quan trọng Quốc gia, Nhật Bản

Tranh vẽ động vật

Tranh vẽ “Khỉ” của Mao Tùng thời Nam Tống

Tranh vẽ “Khỉ” (Nguồn: Bảo tàng Văn vật quan trọng Quốc gia, Nhật Bản)

Bức tranh vẽ khỉ này thể hiện vô cùng xuất sắc, vượt xa tranh tả thực đơn thuần, cũng có thể xem là một tác phẩm nổi tiếng trong số rất nhiều bức tranh thời Tống. Tranh được cho là vẽ một con khỉ Nhật Bản chứ không phải khỉ Trung Quốc, ngoài mực nước còn sử dụng đất sét vàng, nét vẽ rất tinh tế và tự nhiên. Có thuyết nói rằng tranh của Mao Tùng, một họa sĩ của Họa viện thời Nam Tống, bắt nguồn từ Kano Tanyu (một họa sĩ người Nhật), nhưng thuyết này không có cơ sở. Tranh được Takeda Shingen [một lãnh chúa trong thời Chiến Quốc của Nhật Bản] quyên tặng cho tu viện Manshu-in ở Kyoto.

Một số tác phẩm khác

Tranh “Chim tước non” của Nhữ Chí thời Tống

Nguồn: Bảo tàng Văn vật quan trọng Quốc gia, Nhật Bản

Tranh “Mai hoa song tước” (Hoa mai và đôi chim tước) của Mã Lân thời Nam Tống

Nguồn: Bảo tàng Văn vật quan trọng Quốc gia, Nhật Bản

Tranh vẽ người

Tranh vẽ Lý Bạch

Tranh vẽ “Lý Bạch” (Nguồn: Bảo tàng Văn vật quan trọng Quốc gia, Nhật Bản)

Tác phẩm dùng bút pháp đơn giản để thể hiện một cách xuất sắc hình ảnh nhà thơ Lý Bạch. Đây có thể xem là tác phẩm tiêu biểu nhất trong số các bức tranh thủy mặc theo phong cách “giảm bút thể” của Lương Giai. (“Giảm bút thể” là một trong những kỹ thuật hội họa phương Đông, thể hiện phong cách giảm nét độc đáo, pha trộn giữa vẽ mực và vẽ trắng).

Con dấu trên bức tranh có các chữ “Đại ti đồ ấn” được viết bằng chữ Phagspa, tương truyền là con dấu của Araniko (người Nepal, một bậc thầy về kiến ​​trúc và điêu khắc thời nhà Nguyên). Từ bản mẫu trong gia tộc Kano, có thể thấy rằng vào thời Edo, bức tranh này là một cặp với bức tranh vẽ Đông Phương Sóc. Nó từng thuộc sở hữu của Matsudaira Harusato (một lãnh chúa Nhật Bản, là một nghệ nhân trà đạo).

Một số tác phẩm khác

Tranh “Sơn Thủy Nhân” của Mã Viễn

Nguồn: Bảo tàng Văn vật quan trọng Quốc gia, Nhật Bản

Tranh “Động sơn độ thủy” (Xuyên núi vượt sông) của Mã Viễn thời Nam Tống

Nguồn: Bảo tàng Văn vật quan trọng Quốc gia, Nhật Bản

Tranh về các vị Thần, Phật

Tranh “Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề”

Tranh “Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề” (Nguồn: Bảo tàng Văn vật quan trọng Quốc gia, Nhật Bản)

Phật Mẫu Chuẩn Đề bắt nguồn từ cách phát âm tiếng Trung của tên “Chunda”, bắt nguồn từ một động từ Ấn Độ cổ có nghĩa là “thúc đẩy” hoặc “khuyến khích”. Trong Mật tông, một trong những tông phái của Phật giáo ở Nhật Bản, vị Phật này cũng được coi là người mẹ đã sinh ra vô số vị Phật trong quá khứ. Hình tượng vị Phật này đã được tạc tượng và vẽ tranh như một vật cúng dường trong các nghi lễ cầu mong sinh nở.

Tượng Phật Chuẩn Đề được mô tả với thân hình mảnh mai nhưng chắc chắn, chín cánh tay mềm mại và duỗi ra ở mỗi bên, mang lại cho tượng vẻ ngoài mạnh mẽ kỳ lạ. Nền của bệ được sơn bằng kỹ thuật chấm phá, sử dụng một họa tiết các vòng tròn chồng lên nhau thường thấy trên trang phục của các bức tượng nhà sư thời Nam Tống ở Trung Quốc. Tác phẩm thể hiện nét thanh lịch đặc trưng của tranh Phật giáo thời Heian, đồng thời kết hợp các yếu tố mang lại cảm giác kỳ lạ.

Một số tác phẩm khác

Tranh “Thích Ca xuất sơn/Sơn thủy cảnh tuyết” của Lương Giai thời Nam Tống

Nguồn: Bảo tàng Văn vật quan trọng Quốc gia, Nhật Bản

Tranh “Lục Tổ chặt trúc” của Lương Giai thời Nam Tống

Nguồn: Bảo tàng Văn vật quan trọng Quốc gia, Nhật Bản

Đặc trưng các bức tranh thời Tống

Các bức tranh trên đã thể hiện một số nét đặc trưng của các bức tranh thời Tống: lối vẽ thủy mặc, lối vẽ văn nhân họa, và hình ảnh “tứ quân tử” trong hội họa.

Lối vẽ thủy mặc là cách vẽ chỉ dùng một màu, tùy cách điều chỉnh độ đậm nhạt mà miêu tả sự vật.

Lối vẽ văn nhân họa, cũng gọi là “sĩ đại phu họa” (hội họa của các văn nhân, sĩ đại phu), là lối vẽ tranh kết hợp với thơ. Trong hệ thống giáo dục Lục Nghệ của Nho giáo, các nho sĩ cũng thường phải giỏi về thư pháp, nên “văn nhân họa” cũng phản ánh kỹ pháp của thư pháp.

Còn hình ảnh “tứ quân tử” trong hội họa chỉ hình ảnh bốn loại hoa “mai, lan, trúc, cúc” – đề tài quen thuộc trong hội họa Trung Quốc. Hoa mai nở vào mùa đông và xuân, có đặc tính chịu được tiết trời lạnh lẽo. Hoa lan kiều diễm mảnh mai với hương thơm thâm trầm. Cây trúc ngay thẳng, vô tâm, đầy tiết tháo. Hoa cúc trải sương giá mà chẳng héo hon, có ý chí thách đố thiên nhiên. Với những ý nghĩa tiêu biểu đức hạnh của người quân tử đó, bốn loại hoa này mới được gọi là “Tứ quân tử”.

Nguyệt Đan (t/h)

Bài viết liên quan

Một phần của bức tranh “Nguồn gốc”

Hội họa Trung Hoa: “Nguồn gốc”

Bức tranh này có tên là “Nguồn gốc”, là tác phẩm thứ hai sau bức “Đánh thức”. Thực ra, nói đến quá trình sáng tác của tôi thì không thể không nhắc đến uy lực của Đại Pháp và ân huệ mà Sư phụ ban cho tôi. Từ nhỏ tôi đã yêu thích hội họa,…
ranh-thuy-mac-Trung-Quoc-Danh-thuc

Tranh thủy mặc Trung Quốc: “Đánh thức”

Bức tranh này trong bố cục sử dụng vài khối núi lớn với các phần cục bộ, không thể thấy toàn cảnh ngọn núi, nhằm ẩn dụ rằng Đại Pháp là con đường rộng lớn vô biên, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một phần nhỏ.