Tranh thủy mặc Trung Quốc: “Đánh thức”

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

Chánh Kiến Net, ngày 29 tháng 9 năm 2015

Tôi rất vinh dự khi có thể chứng thực vẻ đẹp của Đại Pháp thông qua hình thức hội họa, đồng thời cũng nâng cao được sự hiểu biết của bản thân về hội họa và cảnh giới sáng tác của chính mình.

Bức tranh này sử dụng hình thức sơn thủy truyền thống với tông màu xanh lục, thể hiện nội hàm tu luyện và giảng chân tướng qua hình thức ẩn dụ. Đây là tác phẩm sơn thủy cỡ lớn đầu tiên trong đời tôi. Trong quá trình sáng tác, tôi nhận được nhiều khai ngộ từ Đại Pháp; tác phẩm có khí mạch lưu chuyển, năng lượng thuần tịnh, bản thân tôi cũng cảm động sâu sắc. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Sư tôn vì sự từ bi bảo hộ và không ngừng khai ngộ, giúp tôi đề cao.

Hội họa Trung Quốc từ xưa đến nay luôn chú trọng thể hiện cái “ý” trong văn hóa, cũng gán cho môi trường tự nhiên nhiều nội hàm sâu sắc, ví như khí tiết của cây trúc, tấm lòng bao la của núi lớn v.v… Những điều này đều được giới văn nhân đời đời ca tụng và biểu hiện.

Kể từ khi tôi tu luyện Đại Pháp và minh ngộ Pháp lý, tôi đã hiểu được những nguyên lý cao hơn trong vũ trụ và những cảnh giới thâm sâu hơn, biết rằng nghệ thuật có nguồn gốc từ Thiên thượng, hội họa là do Thần truyền, về mặt nội hàm thì nên chủ yếu là thể hiện Thần.

Bức tranh này trong bố cục sử dụng vài khối núi lớn với các phần cục bộ, không thể thấy toàn cảnh ngọn núi, nhằm ẩn dụ rằng Đại Pháp là con đường rộng lớn vô biên, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một phần nhỏ. Núi không thấy đỉnh tượng trưng cho sự cao vời không thể biết, không thấy chân núi ngụ ý cho sự sâu thẳm không thể lường. Ở xa xa có một ngọn núi nhỏ với tòa bảo tháp trang nghiêm trên đỉnh, ẩn dụ cho sự cao xa khó với tới.

Trong núi có thác nước và suối chảy, nước đọng thành hồ, hình dạng hồ giống như Thái Cực, dùng nước để ví với chân lý vũ trụ trong Đạo gia. Trên Thái Cực có thác nước đổ xuống mà không biết bắt nguồn từ đâu, ngụ ý rằng phía trên Thái Cực còn có Vô Cực, Đại Pháp bao hàm cả Phật và Đạo. Vì vậy, tôi dùng mây mù để vẽ thành hình chữ “vạn” (卍) – biểu tượng của Phật gia. Những chi tiết này đều là sự khai ngộ vô thức trong quá trình sáng tác, không dễ thấy được, và đây cũng là yêu cầu về kỹ thuật hội họa – cần quan sát kỹ lưỡng mới có thể nhận ra.

Ở phía trước, trên một mỏm đá có vẽ một vị Thần đang thổi tiêu. Sách Đại Pháp được đặt trang trọng trên đài sen bên cạnh Ngài. Người tu luyện chúng tôi biết rằng vạn vật đều có linh, tranh vẽ cũng có sinh mệnh. Một bức tranh khi hoàn thành thì ở không gian khác đã tồn tại một thế giới chân thực, vì thế tôi chọn vẽ Thần, và thông qua hình ảnh thổi tiêu để dẫn năng lượng từ trong tranh ra bên ngoài, giúp người xem luôn được thụ ích.

Cây tùng ở cận cảnh tượng trưng cho vùng Trung Nguyên, mỗi chiếc lá tùng đại biểu cho một đệ tử Đại Pháp, dây leo trên cây tượng trưng cho chúng sinh được cứu độ, cũng đồng thời là biểu tượng cho vương miện của bậc vương giả.

Cây tùng mờ ảo trong làn sương khói ở hậu cảnh tượng trưng cho người đời còn đang mê lạc, cũng ẩn dụ rằng người tu luyện là tu trong mê. Vị Thần đang thổi tiêu cũng chính là thổi cho họ nghe, nhằm đánh thức chúng sinh.

Bức tranh này có tên là “Đánh thức” là ý nghĩa đó.

Hàn Mai (dịch từ bản tiếng Trung: https://www.zhengjian.org/node/148284)

Bài viết liên quan

Một phần của bức tranh “Nguồn gốc”

Hội họa Trung Hoa: “Nguồn gốc”

Bức tranh này có tên là “Nguồn gốc”, là tác phẩm thứ hai sau bức “Đánh thức”. Thực ra, nói đến quá trình sáng tác của tôi thì không thể không nhắc đến uy lực của Đại Pháp và ân huệ mà Sư phụ ban cho tôi. Từ nhỏ tôi đã yêu thích hội họa,…