Sắc dục dưới góc nhìn của người tu luyện Pháp Luân Công

Học viên Pháp Luân công đang luyện Bài công pháp số 2

Sắc dục luôn là một chủ đề được quan tâm trong mọi nền văn hóa. Trong văn hóa truyền thống, dù ở thời đại nào, người xưa cũng khuyên con người tiết chế dục vọng, coi trọng đạo đức và tu dưỡng bản thân. Ngày nay, khi xã hội hiện đại ngày càng cởi mở, quan niệm về sắc dục cũng thay đổi, đặt ra nhiều thử thách cho con người trong việc kiểm soát bản thân. Vậy, người tu luyện Pháp Luân Công nhìn nhận vấn đề này ra sao? Họ ứng xử với vấn đề sắc dục như thế nào?

Sắc dục trong văn hóa truyền thống

Tâm sắc dục là những ham muốn liên quan đến nhục dục, bao gồm sự say mê vẻ đẹp ngoại hình và dục vọng thể xác. Nó không chỉ thể hiện qua hành vi mà còn tồn tại trong suy nghĩ và cảm xúc của con người.

Từ xa xưa, văn hóa truyền thống phương Đông luôn coi trọng đạo lý, đề cao việc gìn giữ phẩm hạnh và tiết chế dục vọng. Người xưa không chỉ xem sắc dục là bản năng tự nhiên, mà còn thấu hiểu sâu sắc tác động của nó đến đạo đức, gia đình và xã hội. Trong giáo lý của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đều khuyên con người giữ tâm thanh tịnh, chế ngự dục vọng để trau dồi phẩm hạnh. Đó không chỉ là cách bảo vệ bản thân mà còn là nền tảng giúp gia đình hòa thuận, xã hội bền vững,

Trong Phật giáo, Đức Phật từng giảng: “Dục là gốc rễ của sinh tử, ai dứt được dục thì thoát khỏi khổ đau.” (Kinh Pháp Cú – Dhammapada). Điều này nhấn mạnh rằng ham muốn sắc dục là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến khổ đau và luân hồi.

Nho giáo cũng có quan điểm tương tự. Khổng Tử dạy: “Quân tử kính nhi bất mê sắc” (Người quân tử biết tôn trọng nhưng không mê đắm sắc dục). Mạnh Tử cũng nói: “Dưỡng tâm mạc thiện ư quả dục” (Để dưỡng tâm, không gì tốt hơn là giảm bớt ham muốn), nhấn mạnh rằng nếu dục vọng quá mức, tâm trí sẽ bị che lấp, khiến con người mất đi sự thanh tịnh và sáng suốt. Ngược lại, biết tiết chế ham muốn sẽ giúp giữ gìn nền tảng đạo đức gia đình.

Tương tự, Đạo giáo xem sắc dục là nguyên nhân làm hao tổn nguyên khí, ảnh hưởng đến tuổi thọ và sự minh triết. Lão Tử từng nói: “Người biết tiết chế dục vọng thì thân thể khỏe mạnh, tinh thần sáng suốt.” (Đạo Đức Kinh).

Có thể thấy, trong văn hóa truyền thống, dù thuộc tôn giáo nào, con người đều được khuyên nên kiểm soát sắc dục, giữ tâm thanh tịnh để có cuộc sống an hòa, gia đình bền vững và xã hội ổn định.

Cổ nhân có câu: “Sắc tự đầu thượng nhất bả đao”, nghĩa là “Trên đầu chữ Sắc (色) có một cây đao (刀)”. Chỉ một chữ “Sắc” đã hàm chứa lời răn dạy sâu sắc về sự nguy hiểm của sắc dục: Ham mê sắc dục chẳng khác nào tự cầm dao làm hại chính mình.

Lịch sử đã ghi nhận không ít những bài học đắt giá về hậu quả của việc đam mê sắc dục. Trụ Vương vì mê đắm Đắc Kỷ mà hoang dâm vô độ, khiến triều đình rối ren, mất nước vào tay nhà Chu. Ngô Phù Sai, vua nước Ngô, cũng vì say mê Tây Thi mà lơ là chính sự, để rồi nước mất, thân vong. Những câu chuyện này chính là lời cảnh tỉnh sâu sắc về tác hại của dục vọng nếu không được kiểm soát.

 Tà dâm hủy hoại đời người (Ảnh: Epoch Times Tiếng Việt)
  Tà dâm hủy hoại đời người (Ảnh: Epoch Times Tiếng Việt)

Người tu luyện Pháp Luân Công nhìn nhận sắc dục như thế nào?

Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện Phật gia thượng thừa, nhưng được thực hành ngay trong đời thường. Người tu luyện không cần xuất gia mà vẫn có thể lập gia đình, sinh con như bao người khác. Vậy họ nhìn nhận và ứng xử ra sao đối với vấn đề sắc dục?

Thông qua quá trình tu luyện, đặc biệt là việc đọc “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện hàng ngày – học viên Pháp Luân Công dần hiểu rõ nguồn gốc sinh mệnh và ý nghĩa chân chính của đời người. Họ biết trân quý sinh mệnh, biết phân biệt thiện ác, đúng sai, và thấu triệt hậu quả của những hành vi bất chính. Nhờ đó, người tu luyện càng chú trọng hơn vào việc tu dưỡng đạo đức, bởi họ hiểu rằng phẩm hạnh đạo đức chính là nền tảng quyết định vận mệnh con người.

Trong Pháp Luân Công, người tu luyện không chỉ xem sắc dục là vấn đề đạo đức mà còn coi đó là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an định của tâm trí. Tuy nhiên, vì tu luyện ngay trong xã hội người thường, học viên Pháp Luân Công không bắt buộc phải đoạn tuyệt hoàn toàn với sắc dục như trong một số tôn giáo. Thay vào đó, Pháp Luân Công khuyến khích người tu luyện coi nhẹ dục vọng, giữ gìn đạo nghĩa vợ chồng, duy trì hôn nhân hài hòa nhưng biết tiết chế, kiểm soát dục vọng, không để tâm truy cầu ham muốn chi phối tư tưởng và hành vi của bản thân.

Hơn hết, tu luyện Pháp Luân Công đặt trọng yếu vào việc tu luyện tâm tính. Để đạt được sự đề cao trong tu luyện, người tu cần rèn luyện nội tâm, chiểu theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” mà tự yêu cầu bản thân, dần dần nâng cao cảnh giới tư tưởng, buông bỏ những chấp trước, trong đó có sắc dục. Khi lên đến tầng thứ cao, người tu luyện có thể đạt đến trạng thái tâm thanh tịnh, không còn bị dục vọng chi phối.

Gia đình học viên Pháp Luân Công đang luyện Bài công pháp số 5 (Ảnh minh họa từ vn.minghui.org)
Gia đình học viên Pháp Luân Công đang luyện Bài công pháp số 5 (Ảnh minh họa từ vn.minghui.org)

Thực tế đã chứng minh, nhiều gia đình từng đứng bên bờ vực đổ vỡ, nhưng khi một trong hai người, hoặc cả hai vợ chồng bước vào tu luyện Pháp Luân Công, họ đã tìm lại được sự hòa thuận, hôn nhân bền vững, gia đình hạnh phúc. Không ít cặp vợ chồng từng mong con nhưng mãi chưa có, vậy mà sau khi bước vào tu luyện, người vợ đã có tin vui. Những điều này càng khẳng định rằng việc tu dưỡng đạo đức, buông bỏ dục vọng không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn góp phần xây dựng một gia đình êm ấm, một xã hội tốt đẹp hơn.

Tiết chế sắc dục mang lại sự an hòa trong tâm hồn, hạnh phúc trong cuộc sống

Trong xã hội ngày nay, con người dễ bị cuốn vào những cám dỗ vật chất, đặc biệt là sắc dục. Hình ảnh khêu gợi và lối sống buông thả tràn lan trên Internet khiến nhiều người sa ngã mà không hay biết. Tiết chế sắc dục không chỉ giúp giữ gìn đạo đức mà còn mang lại sự an hòa trong tâm hồn và hạnh phúc thực sự.

Giữ tâm thanh tịnh và sống có trách nhiệm

Pháp Luân Công giảng rằng con người cần đề cao tâm tính, sống theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”. Khi buông thả bản thân, thiếu tiết chế dục vọng, tâm trí dễ bị che mờ, đánh mất sự bình an. Ngược lại, tiết chế sắc dục giúp tâm hồn nhẹ nhàng, suy nghĩ sáng suốt và không bị tác động bên ngoài chi phối. Người biết kiểm soát dục vọng sẽ sống thủy chung, có trách nhiệm với gia đình, góp phần tạo nên một xã hội tốt đẹp.

Gìn giữ sức khỏe và tránh xa khổ đau

Sắc dục quá độ làm hao tổn nguyên khí, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Nhiều người đánh mất danh dự, sự nghiệp và gia đình vì không kiềm chế được dục vọng. Trái lại, sống có đạo đức giúp con người cảm nhận sự thanh thản, an vui và có một thân thể khỏe mạnh để làm việc, tu luyện.

Hạnh phúc chân chính

Người tu luyện Pháp Luân Công không chạy theo ham muốn vật chất mà chú trọng vào tu dưỡng bản thân. Khi buông bỏ dục vọng, con người tìm thấy niềm vui và hạnh phúc chân chính, thay vì những khoái cảm nhất thời nhưng để lại hệ lụy lâu dài.

Đối với người tu luyện Pháp Luân Công, tiết chế sắc dục không phải là quan niệm lạc hậu, mà là một sự tu dưỡng giúp giữ vững đạo đức và nâng cao cảnh giới tư tưởng. Khi chiểu theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”, người tu luyện dần buông bỏ dục vọng, giữ tâm thuần tịnh, từ đó đạt được sự an hòa nội tâm và trí huệ sáng suốt.

Khi biết trân quý bản thân và hành xử có đạo đức, con người không chỉ bảo vệ chính mình mà còn góp phần gìn giữ hạnh phúc gia đình, sự ổn định của xã hội. Một tâm hồn trong sáng, không bị dục vọng chi phối sẽ mang lại cuộc sống bình yên và ý nghĩa.

Tác giả: Chân Tâm

Bài viết liên quan

Cựu giáo viên bị mù, trải nghiệm kỳ tích hồi sinh đôi mắt

Cựu giáo viên bị mù, trải nghiệm kỳ tích hồi sinh đôi mắt

Cô Vũ Thị Xuân, giáo viên tiểu học nghỉ hưu, sống tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Cô đã trải qua quãng đời chìm đắm trong bệnh tật và cuối cùng bị mù hoàn toàn. Cuộc đời tăm tối của cô tưởng chừng đã kết thúc. Thế nhưng mọi bất hạnh mà cô đã…
ọc viên Pháp Luân Công Nhật Bản giảng chân tướng cho du khách. (Ảnh: Internet)

Chia sẻ thông tin về Pháp Luân Công – Mục đích và ý nghĩa

Trên khắp thế giới, không khó để bắt gặp các học viên Pháp Luân Công trên các hè phố, tại công viên, các điểm giải trí, du lịch hay cả những vùng nông thôn hẻo lánh…, cho dù trời mưa hay nắng, giá rét hay nóng nực. Trên tay họ là những bông hoa sen…