
Khi nói đến những người tu luyện Pháp Luân Công, không ít người nghĩ rằng họ chỉ tập trung vào tu luyện mà không quan tâm đến công việc, gia đình hay mục tiêu trong cuộc sống. Một số còn cho rằng họ buông xuôi, không biết cố gắng để đạt được thành công. Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Người tu luyện Pháp Luân Công không từ bỏ cuộc sống, mà ngược lại, họ có một thái độ sống tích cực, chủ động, đầy trách nhiệm và cân bằng hơn trong mọi mặt của đời sống.
Mục lục
“Chân-Thiện-Nhẫn” là nền tảng để hoàn thiện bản thân
Người tu luyện Pháp Luân Công luôn lấy nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” làm kim chỉ nam trong cuộc sống:
- Chân giúp họ trung thực, ngay thẳng, không gian dối hay hãm hại người khác.
- Thiện giúp họ biết suy nghĩ cho người khác, xây dựng mối quan hệ hài hòa.
- Nhẫn giúp họ kiên trì, điềm tĩnh, không nản lòng trước khó khăn.
Nhờ “Chân-Thiện-Nhẫn” mà họ không bị danh lợi chi phối, không tranh giành hơn thua mà giữ được sự cân bằng giữa công việc và tinh thần.
Làm việc và cống hiến với tâm thái an hòa
Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện giữa đời thường, không yêu cầu người tu luyện từ bỏ công việc hay học hành. Ngược lại, nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” giúp họ hiểu rằng phải làm tốt mọi việc trong khả năng của mình, dù đó là công việc, học tập hay chăm sóc gia đình. Họ không buông bỏ đời sống thực tại mà học cách sống có ý nghĩa hơn, đặt đạo đức lên hàng đầu trong mọi hành xử. Nhiều người tu luyện là bác sĩ, giáo viên, kỹ sư, doanh nhân… họ vẫn cống hiến cho xã hội nhưng với một thái độ điềm tĩnh, không tranh đoạt.
Điểm khác biệt là người tu luyện không bị danh lợi chi phối hay theo đuổi thành công bằng mọi giá. Thay vì cạnh tranh, họ học cách buông bỏ chấp trước, giữ tâm an hòa trong mọi hoàn cảnh. Nhờ thực hành nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”, họ trở nên trung thực, tận tâm và kiên nhẫn hơn, làm việc hiệu quả và luôn giữ được sự tĩnh tại. Họ cũng biết cách kiểm soát cảm xúc, luôn suy nghĩ cho người khác, từ đó xây dựng được những mối quan hệ hài hòa trong gia đình và xã hội.

Quan niệm: Thành công không chỉ nằm ở vật chất
Xã hội ngày nay thường đo lường thành công bằng tiền bạc, địa vị, nhưng người tu luyện Pháp Luân Công hiểu rằng thành công thực sự không chỉ nằm ở vật chất mà còn ở sự an hòa trong tâm hồn, sức khỏe tốt và những giá trị đạo đức cao đẹp. Nhiều người tu luyện vẫn có sự nghiệp thành công, đạt được những thành tựu đáng kể trong công việc, nhưng họ không bị cuốn vào sự tranh đấu khốc liệt, không vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại người khác.
Thực tế có rất nhiều người tu luyện Pháp Luân Công đạt được những thành tựu đáng kể trong xã hội mà vẫn giữ được đạo đức và sự thiện lương như:
- Người doanh nhân trung thực: Anh Nguyễn Minh Tân, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Thiết bị Tân Phát (Tân Phát ETEK) luôn đặt chữ “ĐỨC” lên hàng đầu trong kinh doanh, chân thật với khách hàng, không làm ăn gian dối. Nhờ vậy, công ty của anh đạt được thành công bền vững.
- Chia sẻ của cô giáo Hà thành: Cô giáo dạy tiếng Anh Võ Thu Lan tại Hà Nội đã chia sẻ về hành trình tu luyện Pháp Luân Công và cách áp dụng nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” trong giảng dạy. Cô nhấn mạnh việc không chạy theo thành tích mà tập trung vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em phát triển.
- Những bác sĩ trẻ tận tâm, trung thực và luôn nghĩ cho người khác: Nhiều bác sĩ trẻ tu luyện Pháp Luân Công đã áp dụng nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” trong công việc, luôn đặt lương tâm, y đức lên hàng đầu và tận tâm chăm sóc bệnh nhân. Họ không chỉ nỗ lực chữa bệnh bằng phương pháp tốt nhất mà còn lan tỏa các giá trị đạo đức đến mọi người xung quanh.
Những tấm gương này cho thấy, người tu luyện Pháp Luân Công không hề buông bỏ cuộc sống mà vẫn đang đóng góp cho xã hội một cách chân chính.

Tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống
Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, nhiều người từng chịu áp lực, mải mê theo đuổi tiền tài, danh vọng mà đánh mất sự bình yên trong tâm hồn. Sau khi tu luyện, họ dần buông bỏ những tranh giành hơn – thua, được – mất để có một cuộc sống an nhiên tự tại.
Nhờ tu luyện, họ hiểu được rằng:
- Hạnh phúc không nằm ở việc có nhiều tiền bạc, mà là biết sống vì người khác, sống có lý tưởng cao đẹp.
- Thành công không phải là bất chấp để đạt được mục tiêu, mà cần giữ được đạo đức và lòng thiện lương.
- Cuộc sống người tu luyện không xoay quanh lợi ích cá nhân, mà là cơ hội để tu dưỡng đạo đức, đề cao tâm tính.
Người tu luyện Pháp Luân Công không phải là những người từ bỏ cuộc sống hay buông xuôi trước khó khăn, thử thách. Ngược lại, họ học cách đối diện với cuộc sống bằng một tâm thái an hòa, trách nhiệm và chân thành. Chính nhờ nguyên lý ”Chân-Thiện-Nhẫn”, họ không chỉ cải thiện sức khỏe, đề cao tâm tính mà còn trở thành những người sống có trách nhiệm, luôn cố gắng trong mọi mặt của cuộc sống và mang lại điều tốt đẹp cho xã hội. Nếu có một ngày bạn gặp những người tu luyện Pháp Luân Công, hãy thử tìm hiểu câu chuyện của họ, có thể bạn sẽ có một góc nhìn hoàn toàn mới về họ .
Tác giả: Huệ Tâm