Mục lục
Báo cáo thường niên năm 2008 của Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp
Trong năm qua, Pháp Luân Công và các trang web liên quan vẫn nằm trong số những nội dung bị chặn một cách có hệ thống và kín đáo nhất bởi Tường lửa Vĩ đại của Trung Quốc, kể cả trong thời gian Thế vận hội. Ít nhất có một trường hợp được ghi chép đầy đủ: một học viên Pháp Luân Công đã bị kết án tù chỉ vì tải xuống và phát tán thông tin liên quan đến Pháp Luân Công từ internet.
Đặc biệt, trong khi quyền truy cập vào một số trang web bị chặn trước đây cuối cùng đã được cho phép tại các trung tâm truyền thông Olympic sau sự phản đối kịch liệt của quốc tế, thì các trang web liên quan đến Pháp Luân Công vẫn bị chặn trong suốt Thế vận hội.
Theo Ủy ban về Đảng Cộng sản Trung Quốc của Quốc hội Hoa kỳ: “Để đáp lại những phàn nàn của phóng viên nước ngoài về các trang web bị chặn, một viên chức Olympic Trung Quốc đã công khai thừa nhận vào cuối tháng 7 năm 2008 rằng các trang web liên quan đến Pháp Luân Công đã bị chặn và sẽ vẫn bị chặn bất chấp Thế vận hội. Sau những lời phàn nàn đó, các phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin rằng một số trang web trước đây bị chặn, bao gồm cả trang web của Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Đài Á Châu Tự do, đã có thể truy cập được tại làng Olympic.”
Các thuật ngữ trong Pháp Luân Công bị nhắm mục tiêu để giám sát qua Skype
Theo một nghiên cứu của “Trung tâm Giám sát thông tin Chiến tranh và Sáng kiến Mạng lưới Mở châu Á” thực hiện, “Pháp Luân Công” và các từ khóa khác liên quan đến nhóm này cũng được phát hiện là nằm trong số những từ khóa có khả năng kích hoạt việc giám sát, kiểm duyệt và lưu trữ thông tin liên lạc của người dùng Tom-Skype. (Tom-Skype là một liên doanh giữa một nhà mạng không dây Trung Quốc và Skype. Máy khách Tom tham gia vào hệ thống kiểm duyệt Internet của Trung Quốc , giám sát tin nhắn văn bản giữa những người dùng Skype tại Trung Quốc cũng như tin nhắn trao đổi với người dùng bên ngoài quốc gia này). Nghiên cứu này, được công bố vào tháng 10 năm 2008, đã phát hiện ra rằng ngoài việc lọc thông tin liên lạc, nhật ký Tom-Skype còn lưu giữ thông tin cá nhân nhạy cảm của người dùng, bao gồm tên người dùng, mật khẩu, số tài khoản ngân hàng và địa chỉ email. Trong số 96.499 tin nhắn mà các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận sau khi chúng đã được lọc và ghi lại, “Pháp Luân” xuất hiện trong 6.744 tin nhắn (6,99%), là số lượng lớn nhất trong số các thuật ngữ cụ thể khác (hai thuật ngữ duy nhất có số lượng được ghi nhận cao hơn, mập mờ hơn là ‘cộng sản’ và ‘đảng cộng sản’). Tên của người sáng lập Pháp Luân Công, “Lý Hồng Chí”, đã được phát hiện trong 485 tin nhắn. Sự phổ biến của những thuật ngữ này trong mẫu nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Pháp Luân Công là chủ đề trò chuyện đặc biệt phổ biến giữa những người dùng Tom-Skype, dù họ là học viên Pháp Luân Công hay những người Trung Quốc khác.
Các cá nhân bị trừng phạt vì tải xuống thông tin về Pháp Luân Công
Trong khi ngày càng có nhiều cá nhân truy cập vào máy chủ proxy trong những năm gần đây và thành công trong việc lách luật chặn của Tường lửa Vĩ đại, những người bị phát hiện đã truy cập và tải xuống thông tin liên quan đến Pháp Luân Công vẫn có nguy cơ bị bắt và kết án.
Vào ngày 3 tháng 11 năm 2008, một tòa án ở Thượng Hải đã tuyên án Lưu Tấn (nữ) 3,5 năm tù vì tải xuống thông tin về môn tu luyện này từ Internet và in ra để phân phát cho người khác. Bà Lưu, cựu thủ thư tại Đại học Sư phạm Thượng Hải, đã bị Tòa án quận Phụng Hiền tuyên án trong phiên tòa kéo dài chưa đầy một ngày. Bà đã bị tuyên án bất chấp những tuyên bố biện hộ của luật sư nhân quyền nổi tiếng tại Bắc Kinh, Mạc Thiếu Bình, trước tòa. Theo hãng tin Associated Press (Liên kết báo chí), Mạc Thiếu Bình đã xác nhận bản án. “‘Điều này là bình thường,’ Mạc Thiếu Bình, người nổi tiếng với việc bảo vệ những người bất đồng chính kiến ở Trung Quốc, đã nói về vụ án và bản án.”
Trước khi bị tuyên án, Lưu Tấn đã bị giam giữ trước khi xét xử trong gần một năm, sau khi bị bắt tại nhà mà không có lệnh vào tháng 11 năm 2007. Khi đó, cảnh sát đã tịch thu thiết bị máy tính và 20.000 Nhân dân Tệ (~3.000 đô la) của bà.
Thu Yên (Dịch từ bản tiếng tiếng Anh: https://faluninfo.net/internet-freedom-2009/)