Pháp Luân Công làm “Chuyển hướng chính trị” ở Trung Quốc?

Những điểm chính:

  • Pháp Luân Công không tìm kiếm quyền lực chính trị, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ.
  • Mọi hoạt động nhân quyền của các học viên Pháp Luân Công đều là phản ứng trước cuộc đàn áp, nhằm chấm dứt cuộc đàn áp, không vì bất kỳ tham vọng chính trị nào.
  • “Tam thoái” là một phong trào tâm linh, không phải là một phong trào chính trị.

Chính quyền Trung Quốc thích tuyên bố rằng Pháp Luân Công đã “chuyển hướng chính trị”, đáng chú ý là cụm từ này đã xuất hiện trong một số báo cáo. Ẩn ý là Pháp Luân Công đã “bán rẻ” hoặc thỏa hiệp đức tin của mình khi bước vào đấu trường chính trị ở Trung Quốc.

Sự thật đầu tiên và cơ bản nhất cần lưu ý là với tư cách là một môn tu luyện có mục đích là hoàn thiện về mặt tinh thần, Pháp Luân Công là một nhóm không có tham vọng chính trị. Các Pháp lý của Pháp Luân Công yêu cầu các học viên phải cố gắng từ bỏ các chấp trước thế gian và sự quan tâm đến danh tiếng, uy tín hoặc lợi ích, bao gồm cả quyền lực chính trị.

Như nhà báo Ian Johnson của tờ New York Times (trước đây là WSJ), người đã giành giải thưởng Pulitzer cho bài báo cáo về Pháp Luân Công, đã nói: Pháp Luân Công thực chất là một môn học phi chính trị, hướng nội, nhằm mục đích thanh lọc tâm hồn và cải thiện sức khỏe của một người.”

Đúng hơn, điều mà các học viên Pháp Luân Công muốn làm là ghi lại và tiết lộ những tội ác chống lại loài người mà họ phải gánh chịu ở Trung Quốc. Làm như vậy không phải là một hành động chính trị.

Trong vài năm đầu của cuộc đàn áp, khi trích dẫn những thủ phạm của cuộc đàn áp, các học viên Pháp Luân Công đã chỉ vào cá nhân những nhà lãnh đạo , chẳng hạn như Giang Trạch Dân, thay vì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nói chung. Tuy nhiên, cuối cùng đã trở nên rõ ràng rằng vì cách ĐCSTQ định hình suy nghĩ của người dân Trung Quốc thông qua giáo dục và kiểm soát phương tiện truyền thông, nhiều người Trung Quốc đã gặp khó khăn trong việc tin vào sự thật về những gì đang xảy ra với Pháp Luân Công. Do đó, để mọi người nhận ra những sự ngược đãi mà các học viên phải chịu, các nhà hoạt động cảm thấy trước tiên họ cần phải giải phóng mọi người khỏi sự kiểm soát tâm trí của ĐCSTQ. Đây chính là tác động mong muốn và thực tế của việc truyền bá Cửu Bình, bản vạch trần chi tiết nhất về ĐCSTQ từng được xuất bản, và khuyến khích người dân Trung Quốc từ bỏ mối quan hệ với ĐCSTQ hay Thoái đảng.

Mặc dù Cửu Bình có lên án Đảng Cộng sản, nhưng không quy định một hệ thống chính trị thay thế. Phong trào “Tam thoái” không chủ trương lật đổ ĐCSTQ hay đảo chính, cũng không chỉ định cải cách thể chế cụ thể. Thay vào đó, trọng tâm là từ chối văn hóa bạo lực và gian dối do ĐCSTQ truyền bá, và phục hưng đức hạnh để mang lại một tương lai công bằng và nhân đạo hơn cho Trung Quốc. Theo nhiều cách, phong trào Tuidang ít liên quan đến cách mạng chính trị hay thay đổi thể chế mà liên quan nhiều hơn đến sự phục hưng tinh thần và đạo đức.

Tất cả các hoạt động này nhằm mục đích giúp người dân Trung Quốc nhìn thấu sự dối trá và lừa dối của ĐCSTQ, và bằng cách đó, tránh trở thành đồng phạm của nó trong việc đàn áp những người vô tội. Mục tiêu cuối cùng là chấm dứt cuộc đàn áp, không phải vì bất kỳ thế lực chính trị nào.

Diệu Hương (Dịch từ tiếng Anh: https://faluninfo.net/misconceptions-turning-political/)

Bài viết liên quan

Đặc vụ của ĐCSTQ hành hung học viên Pháp Luân Công

Pháp Luân Công có bí mật không?

Các địa điểm luyện tập Pháp Luân Công mở cửa cho tất cả mọi người và hoàn toàn do các tình nguyện viên điều hành. Tuy nhiên, an ninh từ lâu đã là mối quan tâm trong cộng đồng Pháp Luân Công.
Học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng cho du khách

Pháp Luân Công cấm uống thuốc?

Mặc dù Pháp Luân Công dạy, tương tự như quan điểm của Phật giáo về bệnh tật, rằng đau khổ do bệnh tật gây ra giúp loại bỏ các yếu tố tiêu cực khỏi cơ thể, nhưng các bài giảng cũng nêu rõ rằng bệnh viện và thuốc thực sự có hiệu quả và mọi…
Các học viên Pháp Luân Công đang luyện Bài Công Pháp sô 2

Pháp Luân Công “không khoan dung”?

Phương Tây được biết đến là nơi có nền dân chủ, khoan dung, đa nguyên và đa đảng. Chính quyền Trung Quốc đã tìm cách gắn mác Pháp Luân Công trái ngược với những giá trị cơ bản này. Họ đã tìm cách gọi Pháp Luân Công là “không khoan dung”. Một số nhà báo…