Tranh sơn dầu: “Ngày 25 tháng 4 năm 1999” của tác giả Khổng Hải Yến là tác phẩm xuất sắc đạt giải Vàng trong Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực quốc tế lần thứ 5 của đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) tổ chức năm 2019.

Mục lục
Đôi nét về tác giả
Khổng Hải Yến sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc đại lục. Cô học hội họa truyền thống từ khi còn nhỏ. Năm 1989, cô được nhận vào Học viện Mỹ thuật Trung ương với kết quả xuất sắc. Khi trào lưu hiện đại phát triển mạnh mẽ trong hội họa đương thời lúc bấy giờ, cô đã tiến nhập và chìm đắm trong xu hướng hội hoạ này và cô cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định trong sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của sự nghiệp bản thân thì thân tâm cô cũng trở nên mệt mỏi và chán chường. Vì chú trọng vào tự ngã, luôn vẽ sắc tình, bạo lực, xấu xí, lạnh nhạt, Khổng Hải Yến dần trở nên tuyệt vọng trong cuộc sống. Một mặt, cô truy cầu tự ngã, phóng túng, mới lạ và danh lợi trong nghệ thuật hiện đại. Một mặt, cô lại cảm thấy cuộc sống mù mịt, không biết ý nghĩa cuộc sống là gì.
Cho đến năm 1993, khi cố biết đến Pháp Luân Đại Pháp – một môn tu luyện thượng thừa của Phật gia, được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Cô cảm thấy các nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” mà Pháp Luân Đại Pháp truyền giảng là nguyên tắc mà mọi người nên tuân theo, đây chính là phương hướng đúng đắn của cuộc sống. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô biết rằng mục đích của nghệ thuật mà Thần cấp cho con người là để biểu hiện Thiện, mỹ, hướng tới thiện lương và những điều tốt đẹp, đồng thời khơi dậy tín ngưỡng thành kính của con người đối với Thần. Chiểu theo “Chân-Thiện-Nhẫn” trong công việc và cuộc sống, cô biết rằng nghệ thuật hiện đại vốn là hại mình hại người. Cô tâm sự: “Tôi khi ấy tiếp thụ giáo dục vô Thần luận của Trung Cộng, không tin có Thần, cũng không biết con người có sinh tử luân hồi và thiện ác báo ứng, không biết ba chủ đề lớn của nghệ thuật hiện đại là ‘tình dục, bạo lực và suy đồi’ gây hại cho con người, và cũng gây hại cho chính mình.” Sau đó cô từ bỏ nghệ thuật hiện đại, trở thành một giáo viên mỹ thuật và quay trở lại với nghệ thuật truyền thống.

Quá trình ra đời của tác phẩm này không chỉ phản ánh sự kiện lịch sử lớn mà còn là quá trình cô trở về một họa sĩ phái tả thực truyền thống từ một họa sĩ họa phái hiện đại, đó cũng là quá trình thăng hoa cá nhân của cô trong tu dưỡng đạo đức. Đây là một ví dụ chân thực về những nỗ lực nhằm khôi phục văn hóa truyền thống nhân loại của Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực quốc tế của đài truyền hình Tân Đường Nhân.
Nói về tác phẩm
Vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, Khổng Hải Yến đã tham gia hoạt động: 10 ngàn người kháng nghị ở trên phố. Là một nhân chứng của sự kiện lịch sử này, cô luôn muốn đưa sự kiện lịch sử “Kháng nghị của các học viên Pháp Luân Công ngày 25 tháng 4” lên tranh.

Để thực sự thể hiện một chủ đề nghiêm túc như “25/4”, tác giả muốn thể hiện sự tôn trọng đối với lịch sử nên đã cố gắng khôi phục bối cảnh của năm ấy. Trong năm năm, cô đã tìm gần 400 học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài làm người mẫu. Do đó, hiện tại trên bức tranh, hình ảnh của mỗi cá nhân đều là một người thật có họ tên. Trong lịch sử hội họa hoặc là hội họa chân dung từ cổ chí kim đều là chưa từng có điều này.

Bức tranh sử dụng khổ ngang dài, ngang mặt mà lại song song, hình thức cấu trúc như vậy sẽ tạo cảm giác mạnh về không gian. Ngoài ra, việc sử dụng bố cục như thế có thể khiến việc biểu hiện nhân vật được rõ ràng và chân thực hơn. Bên trái bức họa biểu hiện thấu thị con đường rất xa và nhìn không thấy hết tận cùng của đám đông. Mỗi nhân vật trong tác phẩm được mô tả rất sống động, từng nét vẽ tả thực biểu hiện ra tâm thái thuần tịnh, thiện lương, tường hòa của người tu luyện, đồng thời biểu hiện được sự kiên định của các học viên Pháp Luân Công đối với tín ngưỡng. Nền chủ đề chính tập trung vào 3 nhóm nhân vật giảng chân tướng cho cảnh sát. Đám mây đen trên đỉnh của bức tranh ám thị rằng lúc đương thời, thế lực tà ác Trung Cộng sẽ sớm dùng vũ lực để trấn áp. Ngoài ra, hình ảnh các Pháp Luân đang xoay chuyển ở không gian bên trên bức họa mang đến cho người xem sự vĩ đại của Phật Pháp uy nghiêm và thần kỳ không nơi đâu không có, không gì là không thể.

Tác phẩm “25/4” của Khổng Hải Yến đã giành huy chương vàng trong cuộc thi này. Cô nói rằng tâm nguyện lớn nhất của cô là khiến khán giả thông qua bức tranh sơn dầu này, hiểu rõ vì sao các học viên Pháp Luân Công lại mạo hiểm mạng sống của mình để giảng chân tướng với chính phủ. Thực tế, hiện nay, tại Trung Quốc đại lục ngày nay vẫn đang tồn tại cuộc bức hại tàn khốc của ĐCSTQ đối với người tu luyện Pháp Luân Công.

Về cuộc thi
Cuộc thi vẽ chân dung quốc tế của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) là một trong chuỗi sự kiện Nghệ thuật và Văn hóa quốc tế do Đài truyền hình NTD tài trợ. Cuộc thi là cơ hội tuyệt vời để các nghệ sĩ trên khắp thế giới thể hiện tài năng và khôi phục Nghệ thuật vẽ Tranh sơn dầu hiện thực truyền thống.
Sứ mệnh của cuộc thi là quảng bá vẻ đẹp thuần khiết, lòng tốt thuần khiết và tính chân thực thuần túy của tranh sơn dầu truyền thống. Các nghệ sĩ theo trường phái hiện thực trên toàn thế giới được mời gửi các bức tranh chân dung truyền tải các giá trị truyền thống và các lý tưởng tích cực như vẻ đẹp, lòng trắc ẩn và sự chính trực.
Để xem toàn bộ các tác phẩm, độc giả vui lòng theo địa chỉ: https://oilpainting.ntdtv.com/gallery-en.html
Viên Minh s/t (Nguồn: tại Chánh Kiến Net)