Bằng chứng khảo cổ học cho thấy “Thần tạo ra con người” là rất có thể

Bức “Tranh Phục Hy Nữ Oa” có gì đặc biệt? (Ảnh: zhengjian.org)
Bức “Tranh Phục Hy Nữ Oa” có gì đặc biệt? (Ảnh: zhengjian.org)

Trong suốt lịch sử, câu chuyện về Thần tạo ra con người luôn gắn liền với các truyền thuyết thần thoại mà ngày nay con người cảm thấy khá huyền hoặc. Tuy nhiên, những phát hiện mới của khoa học và khảo cổ học đang dần hé lộ bằng chứng đầy bất ngờ về nguồn gốc của loài người.

Bắt nguồn từ truyền thuyết cổ xưa

Có rất nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới từ đời này qua đời khác đã lưu truyền một câu chuyện truyền thuyết cổ xưa về “Thần dùng đất bùn tạo ra con người”. Ở Trung Quốc có câu chuyện Nữ Oa dùng bùn đất tạo ra con người; ở phương Tây lại có câu chuyện Thượng Đế Jehovah (Giê-hô-va) dùng bùn đất tạo ra con người; trong các dân tộc thiểu số ở Châu Phi, Nam Mỹ, Úc… cũng đều có truyền thuyết về Thần tạo ra con người, đây là một ký ức chung của rất nhiều dân tộc khác nhau.

Vào thời cổ đại, tổ tiên loài người phân bố trên các lục địa khác nhau trên Trái đất, hoàn cảnh môi trường và trạng thái sinh sống khác xa so với chúng ta ngày nay. Thời đó không có điện thoại, không có Internet, không có máy bay hay tàu hỏa; chỉ có núi cao, đại dương, sa mạc, đầm lầy và rừng rậm khiến cho tổ tiên các dân tộc bị cô lập với nhau, không có trao đổi tin tức. Vậy thì tại sao tổ tiên của các dân tộc lại rất nhất quán khi nói về nguồn gốc loài người như vậy? Có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên không? Và tại sao tổ tiên của chúng ta lại coi truyền thuyết này là gốc rễ của sinh mệnh, nó vượt qua không gian và thời gian rộng lớn, truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, bây giờ truyền lại cho bạn và tôi?

Đáng tiếc là, trải qua bao thiên biến vạn hóa của lịch sử, thời gian và không gian, niềm tin vào Thần của nhân loại đã không ngừng suy giảm, khiến con người ngày càng ít tin vào câu chuyện “Thần tạo ra con người” nữa. Khoảng cách thời gian và không gian dài đằng đẵng đã làm mờ nhạt đi ký ức của con người.

Kể từ khi con người bước vào thời cận đại (tôn giáo gọi là thời mạt thế) đến nay, thuyết vô thần (thuyết duy vật, hay thuyết tiến hóa của Darwin) trực tiếp phủ nhận sự tồn tại của Thần; khiến cho niềm tin của con người vào những câu chuyện thần thoại ngày càng mai một.

Bức “Tranh Phục Hy Nữ Oa” nói lên điều gì?

Vào những năm 1960, trong quá trình khai quật khảo cổ ở Tân Cương, những bức tranh lụa thời nhà Đường khắc họa hình ảnh Phục Hy và Nữ Oa được tìm thấy tại khu mộ cổ Astana ở thành phố Turpan, Tân Cương, Trung Quốc, đã không chỉ thu hút giới khảo cổ học phương Đông, mà còn thu hút sự quan tâm từ các nhà di truyền học phương Tây.

Chủ đề Phục Hy và Nữ Oa không phải là một đề tài hội họa hiếm thấy và xa lạ vào thời Trung Quốc cổ đại. Tại Trung Quốc luôn có những câu chuyện về Thần Nữ Oa tạo ra con người, đồng thời cũng có truyền thuyết về Phục Hy và Nữ Oa kết hôn và sinh ra vô số con cháu người Hoa. Thế nên Phục Hy và Nữ Oa cũng được gọi là tổ tiên của người Trung Quốc. Thế nhưng bức “Tranh Phục Hy Nữ Oa” được khai quật ở Tân Cương vào những năm 1960 lại khơi dậy sự quan tâm của nhiều người đến vậy. Là do các nhà khảo cổ học và các khoa học gia đã phát hiện ra một vấn đề, rằng bức họa song thân xoắn kép của Phục Hy và Nữ Oa trong bức tranh giống hệt với sơ đồ cấu trúc của gen di truyền DNA được hai nhà sinh vật học người Anh James Watson và Francis Crick phát hiện vào năm 1953.

DNA là một đại phân tử sinh học có cấu trúc xoắn kép (acid deoxyribonucleic); thông qua bốn ba-zơ A, T, G và C để hình thành các hướng dẫn di truyền khác nhau và hướng dẫn sự phát triển sinh học và vận hành các chức năng sống; nói hình tượng một chút thì “Rồng sẽ sinh ra rồng, phượng sinh ra phượng, con của chuột thì sẽ biết đào hố”. Vậy nên, chuột không thể sinh ra mèo, và mèo cũng không thể nào sinh ra một chú chó được. Một trong những chức năng chính của DNA là khả năng lưu trữ thông tin. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, mặc dù cân nặng của DNA chưa đến một viên đường (tương đương khoảng 5 gam), nhưng lại có thể lưu trữ tất cả mọi phim ảnh trên toàn thế giới.

Bức “Tranh Phục Hy Nữ Oa” với tiêu đề là “Tạo hóa sinh vạn vật” được chọn là hình minh họa trên trang nhất tạp chí “Khoa học xã hội quốc tế” của UNESCO năm 1983. (Ảnh: dkn.tv)
Bức “Tranh Phục Hy Nữ Oa” với tiêu đề là “Tạo hóa sinh vạn vật” được chọn là hình minh họa trên trang nhất tạp chí “Khoa học xã hội quốc tế” của UNESCO năm 1983. (Ảnh: dkn.tv)

Năm 1983, tạp chí “Khoa học Xã hội Quốc tế” của UNESCO đã được xuất bản, trên trang nhất thể hiện sơ đồ cấu trúc của một chuỗi phân tử xoắn kép bên cạnh bức “Tranh Phục Hy Nữ Oa”, hơn nữa còn được đặt một tiêu đề rất có ý nghĩa “Tạo hóa sinh vạn vật”. Từ góc độ này có thể thấy rằng, Thần tạo ra con người là rất có thể và đó không chỉ là truyền thuyết. Nó cũng khớp với giả thuyết rằng các vị Thần đã tạo ra nhân loại chiểu theo gen của chính họ.

Nói đến đây, có thể một số người cho rằng sự giống nhau giữa “Tranh Phục Hy Nữ Oa” và cấu trúc chuỗi xoắn kép của DNA chẳng qua chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, không nói lên điều gì cả. Đúng vậy, nói như thế cũng có đạo lý, nhưng chúng ta hãy thử nghe xem các nhà khoa học và một số người có danh tiếng lớn đã nói gì về DNA nhé.

Một trong những người phát hiện ra DNA là Francis Crick, ông vốn là một nhà tiến hóa luận và rất tin vào học thuyết của Darwin. Nhưng sau khi ông và nhà sinh học Watson phát hiện ra DNA, quan điểm của ông về thuyết tiến hóa đã hoàn toàn thay đổi. Ông tin rằng nguồn gốc của sinh mệnh “là một phép màu”. Ông cũng cho rằng DNA (với cấu trúc vô cùng phức tạp và huyền diệu) không thể có nguồn gốc tự nhiên bắt nguồn từ Trái đất.

Nhà sáng lập Microsoft, Bill Gates cũng từng nói rằng: “DNA giống như một chương trình máy tính, nhưng tiên tiến hơn rất nhiều so với bất kỳ phần mềm nào mà chúng tôi phát triển”.

Cho đến Antony Flew là một triết gia và vô thần người Anh, ông từng là người bảo vệ mạnh nhất cho chủ nghĩa vô thần, nhưng sau đó lại tuyên bố ông theo chủ nghĩa hữu thần (tức là tin vào Thần có tồn tại). Là bởi sau khi phát hiện ra trí tuệ ẩn sau DNA, toàn bộ các giá trị quan vô thần của ông đã hoàn toàn sụp đổ. Ông phát hiện ra rằng “chương trình phần mềm” đằng sau DNA thực sự quá phức tạp và DNA không thể nào được sản sinh trong tình huống không có “nhà thiết kế”. Vậy rốt cuộc “nhà thiết kế” mà ông đang nói đến là ai?

Văn hóa Thần truyền

Văn hóa Trung Quốc được mệnh danh là văn hóa Thần truyền, đất nước Trung Hoa được gọi là đất nước Thần Châu. Trước khi học thuyết chủ nghĩa cộng sản Marx du nhập vào Trung Quốc, các học thuyết của Nho Thích Đạo ở Trung Quốc gần như thống trị tư tưởng của đại đa số người dân. Văn hóa truyền thống của Trung Quốc luôn có mối liên hệ mật thiết với Thần. Bởi vậy, trong rất nhiều các tác phẩm văn học và mỹ thuật ở Trung Quốc cổ đại đều truyền tải thông điệp và tư tưởng của Thần đến cho con người.

Chẳng hạn như trong tác phẩm văn học kinh điển nổi tiếng “Tam Quốc Diễn Nghĩa” diễn giải cho chúng ta rất nhiều câu chuyện về chữ “Nghĩa” trong “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”, đồng thời cũng truyền đạt tư tưởng của Nho gia về chữ “Nghĩa” trong cuộc sống; “Tây Du Ký” thì kể cho chúng ta về một quá trình tu luyện, còn “Tranh Phục Hy Nữ Oa” phải chăng cũng là để truyền tải thông điệp nào đó của Thần cho con người biết?

“Tranh Phục Hy Nữ Oa” không chỉ được thấy ở Tân Cương, mà còn được tìm thấy ở nhiều nơi khác trên khắp Trung Quốc. (Ảnh: Internet)
“Tranh Phục Hy Nữ Oa” không chỉ được thấy ở Tân Cương, mà còn được tìm thấy ở nhiều nơi khác trên khắp Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Các bức họa về Phục Hy và Nữ Oa còn có một điểm chung rất lớn, đó chính là trên tay Phục Hy nắm “củ” ở tay trái và Nữ Oa nắm “tắc” ở tay phải, còn được hiểu là hai vật dụng “thước tròn và thước vuông”, có ẩn dụ phép tắc cần phải tuân theo, đồng thời xung quanh họ là mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao.

Dù là ở phương Đông hay phương Tây, trong những câu chuyện về Thần tạo ra con người đều nói rằng Thần tạo ra trời và đất trước, sau đó mới tạo ra con người, Thần cấp cho con người quy định về tiêu chuẩn làm người. Tại một tầng ý nghĩa khác, đó chính là đã thiết lập định ra “phép tắc”. Do đó “Tranh Phục Hy và Nữ Oa” không chỉ tiết lộ Thần tạo ra con người, mà còn cho chúng ta biết Thần đang cai quản và coi sóc con người.

Thực tế cho thấy không chỉ các nhà khoa học, triết gia nổi tiếng đã chuyển từ người tin theo “Chủ nghĩa vô thần” sang “Chủ nghĩa hữu thần”, mà ngay cả những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử như Newton và Einstein, khi bản thân họ đạt đến đỉnh cao trong nghiên cứu khoa học, đều đã chiêm nghiệm rằng Thần thực sự có tồn tại.

Từ thời thượng cổ, khi loài người còn sống hòa hợp với thiên nhiên, những câu chuyện thần thoại đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Con người đã ngấm sâu những giá trị tinh thần sâu sắc, những bài học về sự giao hòa giữa con người và vũ trụ mà cha ông để lại. Đó là một nền văn hóa Thần truyền, ẩn chứa những tri thức về Thiên-Địa-Nhân-Thần, giúp con người giữ vững bản chất tốt đẹp và không bị lạc lối trong cuộc sống.

Khoa học hiện đại ngày nay, với những khám phá mới về di truyền học và khảo cổ học, đã phần nào chứng minh được sự tương đồng giữa khoa học và thần thoại, cho rằng “Thần tạo ra con người” là có cơ sở.

Pure (t/h)

Bài viết liên quan

Bức tranh Chấn động

Vì sao Triển lãm Nghệ thuật “Chân-Thiện-Nhẫn” chạm đến trái tim?

“Thông qua tu luyện, tâm và thân của họ đã dần dần đồng hóa với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn”. Do vậy, các Tác phẩm Nghệ thuật đã tỏa ra năng lượng tích cực, có khả năng thức tỉnh lương tri, đánh thức điều thẳm sâu trong sinh mệnh của con người và đem đến cho người…
Ảnh chụp tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tại Gandhara

Câu chuyện cổ Phật gia về 500 năm luân hồi do ác khẩu

Trong Phật giáo, "ác khẩu" hay còn gọi là “ác ngữ” là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói (vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu). "Ác khẩu" nghĩa là dùng lời lẽ ác độc, chỉ trích, phỉ báng, gây đau khổ cho người khác. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp…