Quảng trường Thiên An Môn – 36 người hùng phương Tây và khoảnh khắc lịch sử

Hình ảnh 36 người Phương Tây thỉnh nguyện tại Thiên An Môn (Nguồn: Internet)
Hình ảnh 36 người Phương Tây thỉnh nguyện tại Thiên An Môn (Nguồn: Internet)

Cuộc kháng nghị diễn ra chỉ trong vòng 30 giây nhưng sẽ vĩnh viễn đi vào lịch sử của nhân loại như một bài ca đẹp về sự dũng cảm, lòng nhân ái và tinh thần đấu tranh vì chân lí và chính nghĩa.

36 người phương Tây này đến từ 12 quốc gia như Thụy Sĩ, Đức, Pháp, Mỹ, Canada, Australia, v.v… Họ là giám đốc công ty, kỹ sư năng lượng nguyên tử, sinh viên, cố vấn kỹ thuật, bác sĩ… và cả phụ nữ nội trợ. Họ không quản vạn dặm tới Bắc Kinh chỉ để nói một câu thành tâm tại quê hương của Pháp Luân Công, rằng: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”. Sự kiện này không chỉ thu hút sự chú ý của toàn thế giới: các hãng thông tấn lớn như New York Times, CNN, BBC, Reuters, Associated Press và Daily News đều đưa tin về sự kiện, mà còn thức tỉnh rất nhiều người dân Trung Quốc đang bị đầu độc bởi sự tuyên truyền lừa dối của Chính quyền Trung Quốc về Pháp Luân Công.

Vì sao có cuộc kháng nghị?

1. Pháp Luân Công và cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là môn tu luyện Phật gia thượng thừa có nguồn gốc cổ xưa, được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra vào tháng 5 năm 1992 tại Trung Quốc. Pháp Luân Công giúp người tu luyện nâng cao đạo đức và cải thiện sức khỏe một cách kì diệu.

Chỉ trong 7 năm, từ năm 1992 đến năm 1999, Chính phủ Trung Quốc ước tính có khoảng 70 – 100 triệu người Trung Quốc thực hành tu luyện Pháp Luân Công. Theo tờ Tin Tức Hoa Kỳ và Báo cáo Thế giới đưa tin vào năm 1999, Pháp Luân Công là “Tổ chức tự nguyện lớn nhất ở Trung Quốc, thậm chí lớn hơn cả Đảng Cộng sản”. (Lúc đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có khoảng 60 – 65 triệu Đảng viên).

Hình ảnh người dân Trung Quốc tu luyện Pháp Luân Công trước 20/07/1999 (Nguồn:Internet)
Hình ảnh người dân Trung Quốc tu luyện Pháp Luân Công trước 20/07/1999 (Nguồn:Internet)

Chính quyền Trung Quốc đã từng rất ủng hộ Pháp Luân Công. Nhưng sau đó, vì lo sợ bị ảnh hưởng về quyền lực, bất chấp sự phản đối của sáu Ủy viên Bộ Chính trị và lời khẳng định: “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại” của ông Kiều Thạch – nguyên Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ, đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công với quy mô lớn. Một chiến dịch truyền thông toàn lực chống lại Pháp Luân Công được thực hiện. Chính quyền Trung Quốc chính thức tuyên bố cấm Pháp Luân Công. Chỉ trong vòng 2 năm đầu, ít nhất 300 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết, hơn 1.000 người bị tống vào bệnh viện tâm thần và hơn 50.000 người bị lao động cưỡng bức hoặc bỏ tù; số học viên Pháp Luân Công bị mất việc hoặc phạt tiền thì khó mà đếm được; hơn 70 triệu người đã bị tước đoạt tự do tín ngưỡng và các quyền cơ bản của con người.v.v… Kể từ thời điểm đó đến nay, cuộc bức hại vẫn tiếp tục và mức độ tà ác ngày càng gia tăng, bất chấp sự thật là khi đó không có bất cứ điều luật nào trong Hiến Pháp và Pháp luật của Trung Quốc được thiết lập với lệnh cấm Pháp Luân Công hoặc cho phép cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ là một cuộc bức hại tín ngưỡng và nhân quyền tà ác chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

2. “Chúng tôi đến vì các bạn”

Vì sao người nước ngoài phải đến Trung Quốc kháng nghị?

Từ tuyên bố của họ trước lúc khởi hành, chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời. Zenon – một thành viên trong nhóm 36 người – khi ấy, là một sinh viên đại học. Trước khi tới Trung Quốc, anh đã lưu lại một băng ghi hình, chủ yếu nói về trải nghiệm và lợi ích của bản thân anh khi tu luyện Pháp Luân Công. Anh muốn dùng khuôn mặt và hành vi người Tây phương của mình để nói với những người Trung Quốc bị lừa dối về sự thật, rằng Pháp Luân Đại Pháp được tôn trọng và hoan nghênh tại khắp nơi trên thế giới, nhưng lại bị đàn áp tàn khốc tại chính mảnh đất quê hương của mình.

Anh nói: “Tôi không phản đối chính phủ Trung Quốc, cũng không phản đối nhân dân Trung Quốc. Trên thực tế, từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã có lý giải sâu sắc hơn về văn hóa Trung Quốc và dân tộc Trung Hoa, và đây cũng chính là nguyên nhân khiến tôi cảm thấy nhất định phải tới Trung Quốc. Tôi biết rằng Pháp Luân Công là tốt, bởi vì tôi đã tự mình tu luyện Pháp Luân Công ba năm rưỡi. Nhờ tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã bỏ được rượu chè, thuốc lá, ma túy và các thói xấu khác. Trước khi tìm thấy Pháp Luân Công, tôi đã chuẩn bị tách khỏi gia đình bè bạn, rời bỏ xã hội này, bởi vì tôi cảm thấy rất tuyệt vọng. Tôi đã quyết định ẩn thân nơi núi sâu. Tuy nhiên không lâu sau, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công”.

“Tôi đã từ bỏ tất cả những thứ tôi từng nghiện ngập trước đây, và tâm hồn dơ bẩn bại hoại của tôi nay đã tràn ngập “Chân-Thiện-Nhẫn”. Sau khi mẹ tôi chứng kiến những thay đổi lớn lao của chính tôi, bà cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Bệnh viêm khớp của bà đã khỏi, và bà đã giảm được cân nặng. Những điều ấy đã củng cố niềm tin vững chắc của bà vào tu luyện Pháp Luân Công”.

Bốn học viên Pháp Luân Công người Tây phương tại Zurich đã giải thích động cơ chuyến đi của họ cho bạn bè bằng một cuốn băng từ. Trong đó, họ tuyên bố: “Trái ngược với tuyên truyền bịa đặt của chính phủ Trung Quốc, khi chúng tôi tập Pháp Luân Công, chúng tôi thấy Pháp Luân Công rất tốt, rất chân chính. “Chân-Thiện-Nhẫn” đúng là điều cần thiết cho thế giới đầy bạo lực và khủng bố của chúng ta. “Chân-Thiện-Nhẫn” mang đến hòa bình và hài hòa. Chính những người Trung Quốc tu luyện Pháp Luân Công đã mang theo tâm thái ôn hòa này để dũng cảm đối diện với chủ nghĩa khủng bố quốc gia của Giang Trạch Dân. Họ không đánh lại khi bị đánh, và không mắng lại khi bị mắng chửi. Trong ánh mắt của những người thỉnh nguyện này là khí phách tuyệt đối phi bạo lực”.

Một người khác cũng nói: “Học viên Pháp Luân Công sẽ vĩnh viễn không phản đối chính phủ. Họ chỉ là những người tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn”, muốn làm người tốt mà chịu bức hại và bị tước đi cơ hội nói lời chân thật. Chúng tôi lấy thỉnh nguyện ôn hòa để chứng thực và bảo vệ “Chân-Thiện-Nhẫn”, đồng thời kêu gọi mỗi người lương thiện trên thế giới hãy đứng lên ngăn chặn bức hại. Chúng tôi muốn để các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc biết rằng họ không cô đơn trong cuộc kháng cự bức hại này; và trong trận chiến giữa Thiện và ác này, trên thế giới là không có biên giới. Chúng tôi muốn dùng phương thức này để biểu đạt nguyện vọng của chúng tôi với toàn thế giới, rằng hãy kết thúc cuộc bức hại và ngược đãi phi lý này.”

Hình ảnh 36 người phương Tây chụp ảnh trước khi diễn ra cuộc thỉnh nguyện tại Thiên An Môn (Nguồn: Internet)
Hình ảnh 36 người phương Tây chụp ảnh trước khi diễn ra cuộc thỉnh nguyện tại Thiên An Môn (Nguồn: Internet)

Phản ứng của chính quyền Trung Quốc

Ngay sau khi biểu ngữ được giương lên, chỉ trong vòng 30 giây, một lực lượng lớn cảnh sát Trung Quốc đã nhanh chóng xuất hiện và bắt giữ tất cả 36 người. Khi cảnh sát cố gắng phá bỏ biểu ngữ lớn của họ, học viên Pháp Luân Công người Canada tên là Zenon Dolnyckyj đã kéo ra một biểu ngữ nhỏ hơn được buộc vào chân của anh ấy, có nội dung “Pháp Luân Đại Pháp là tốt!”.

Tay phất cao tấm biểu ngữ, Dolnyckyj vừa chạy ngang qua Quảng trường, vừa hô vang bằng tiếng Hoa: “Hoa Kỳ biết, thế giới biết, Pháp Luân Công là tốt!” trước khi bị cảnh sát đánh ngã và bắt giữ.

Hình ảnh cảnh sát vây bắt, giam giữ những người thỉnh nguyện tại Thiên An Môn (Nguồn: Internet)
Hình ảnh cảnh sát vây bắt, giam giữ những người thỉnh nguyện tại Thiên An Môn (Nguồn: Internet)

Mười sáu năm sau, bộ phim tài liệu có tựa đề “Hành trình đến Thiên An Môn” đã được thực hiện để ghi lại câu chuyện đặc biệt này. Khi xem phim, chúng ta sẽ hiểu họ đã chuẩn bị cho hành trình này ra sao và họ đã phải làm thế nào để có được những bức ảnh tư liệu quý giá này.

Ý nghĩa của cuộc kháng nghị

1. Phơi bày trước toàn thế giới về cuộc đàn áp đẫm máu của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công

Trong khi ĐCSTQ cố gắng sử dụng mọi nguồn lực: pháp luật, truyền thông, bạo lực, tiền bạc… để vu khống, bôi nhọ, phỉ báng, đàn áp Pháp Luân Công và những người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc, đồng thời bưng bít thông tin, tuyên truyền sai sự thật về Pháp Luân Công và về cuộc đàn áp ra toàn thế giới, thì thông qua cuộc kháng nghị, 36 người phương Tây đã nói cho toàn thế giới biết về sự dối trá của ĐCSTQ cũng như nói với người dân Trung Quốc và với cả thế giới sự thật rằng, Pháp Luân Công với nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” là tốt. Pháp Luân Công giúp con người tu tâm, hướng thiện, đề cao đạo đức để trở thành người tốt, có ích cho xã hội. Pháp Luân Công không chỉ được chào đón tại Trung Quốc mà còn được chào đón trên toàn thế giới, bởi những giá trị và lợi ích vô cùng to lớn và tốt đẹp mà pháp môn này mang lại cho người thực hành tu luyện cũng như cho toàn xã hội.

2. Giúp người dân Trung Quốc minh bạch sự thật về Pháp Luân Công và sự lừa dối của ĐCSTQ

Trước chiến dịch tuyên truyền vu khống, lừa bịp, dối trá của ĐCSTQ, rất nhiều người dân Trung Quốc đã tin theo và hiểu sai về Pháp Luân Công. Họ đã có thái độ và những hành động sai trái đối với những người tu luyện Pháp Luân Công, thậm chí họ còn trực tiếp tham gia bức hại những người tu luyện Pháp Luân Công. Thông qua sự kiện này, họ cũng đã phần nào minh bạch rằng Pháp Luân Công là tốt, những người tu luyện Pháp Luân Công là người tốt. Không chỉ có hơn 70 triệu người dân Trung Quốc thực hành tu luyện chiểu theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” để trở thành người tốt hơn mỗi ngày, mà trên toàn thế giới cũng có rất nhiều người ngày ngày đang thực hành tu luyện chiểu theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”, khiến đạo đức thăng hoa, nhân tâm hướng thiện. Mặt khác, họ cũng thấy được ĐCSTQ đã lừa dối người dân Trung Quốc như thế nào.

3. Cuộc kháng nghị là sự cổ vũ, khích lệ đối với những người tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc: Những người tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc không hề đơn độc

Từ sau ngày 20/07/1999 đến nay, các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc đã và đang phải chịu đựng cuộc đàn áp, bức hại tà ác chưa từng có trong lịch sử nhân loại do ĐCSTQ tiến hành: hơn 70 triệu người tốt bị sách nhiễu, bắt giam, đánh đập, tra tấn, mất việc, gia đình ly tán, thậm chí là bị mổ sống cướp nội tạng. Tuy vậy, các học viên Pháp Luân Công vẫn bằng sự thiện lương, tâm thái bình hòa, kiên trì phản đối cuộc bức hại, nói rõ cho Chính quyền biết rằng Pháp Luân Công là tốt, những người tu luyện Pháp Luân Công là người tốt và Chính quyền đã sai, cuộc bức hại này là hoàn toàn sai trái và vô nhân đạo.

Thông qua sự kiện kháng nghị tại Thiên An Môn, 36 người phương Tây đã đưa ra thông điệp vô cùng quan trọng, khẳng định rằng những người tu luyên Pháp Luân Công tại Trung Quốc không hề đơn độc trong hành trình phản đối bức hại một cách hòa bình và thiện lương nhất này. Các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới sẽ luôn sát cánh bên họ, dùng mọi cách để phơi bày cuộc bức hại ra ánh sáng cho con người trên toàn thế giới minh bạch về sự tà ác, vô nhân đạo của ĐCSTQ, đồng thời, lan tỏa những giá trị to lớn, tốt đẹp mà Pháp Luân Công mang lại cho con người trên toàn thế giới.

4. Thức tỉnh lương tri của con người để bảo vệ công lý và những điều tốt đẹp

Cuộc kháng nghị diễn ra đúng vào thời điểm mà cuộc đàn áp, bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ đang được tiến hành rầm rộ ở khắp mọi nơi tại Trung Quốc. Không những vậy, những tuyên truyền giả đối của ĐCSTQ về Pháp Luân Công đã khiến nhiều người dân Trung Quốc cũng như người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới bị đầu độc. Họ làm ngơ trước cuộc bức hại vô nhân tính của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công. Thậm chí, nhiều người Trung Quốc hùa theo ĐCSTQ, bức hại những người tu luyện Pháp Luân Công. Sự xuất hiện của 36 người phương Tây tại Quảng trường Thiên An Môn khi ấy đã gây chấn động cả thế giới. Nó giúp người dân thế giới biết rõ sự thật về cuộc đàn áp tín ngưỡng và nhân quyền đẫm máu của ĐCSTQ, khơi dậy thiện niệm và lương tri trong mỗi con người. Hơn thế nữa, sự kiện ấy đã mở đầu cho một hành trình mang đầy tính nhân văn, đó là toàn thế giới chung tay chống lại cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, bảo vệ công lý và những điều tốt đẹp trong xã hội nhân loại.

Cô Nina-đến từ Hamburg là một trong 36 người phương Tây đến thỉnh nguyện tại Thiên An Môn. Khi được hỏi vì sao cô lại đấu tranh cho các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, cô nói: “Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công là quan trọng đối với mọi người. Khi Chân-Thiện-Nhẫn bị bức hại, bất kể nơi nào trên thế giới bức hại, đó chính là cuộc bức hại toàn nhân loại. Vì vậy cần thiết phải phản đối bức hại. Không có Chân-Thiện-Nhẫn, cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa nữa”.

5. Truyền đi một thông điệp quan trọng: “Chân-Thiện-Nhẫn” là giá trị phổ quát mà cả thế giới đang cần

Hiện nay, đời sống vật chất của con người đang được nâng cao. Tuy nhiên, đời sống tinh thần và đạo đức của con người đang trượt trên dốc lớn và trở thành vấn đề đáng lo ngại trên toàn cầu. Chủ nghĩa tôn sùng vật chất, phóng túng dục vọng, cổ xúy đấu tranh, chạy theo danh vọng đã khiến đạo đức của con người ngày càng bị tha hóa. “Người không vì mình, trời tru đất diệt” đã trở thành phương châm để sống của nhiều người trong xã hội. Con người ngày càng xa rời văn hóa truyền thống. Do đó, con người cũng đang phải gánh chịu hết thảy những gì do chính mình gây nên. Trên toàn thế giới, thiên tai, bệnh dịch, chiến tranh ngày một thảm khốc hơn. Tương lai nào đang chờ đợi con người thế gian nếu như đạo đức của con người không được hồi thăng?

Trước thực trạng đó, Pháp Luân Công, với nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”, như là “Miền Tịnh Thổ”, giúp con người đề cao các giá trị đạo đức: tu tâm, hướng thiện, quay trở về với các giá trị truyền thống của nhân loại. Nếu ai ai cũng biết hướng vào trong nội tâm để tìm chỗ sai của mình, sửa sai để làm cho tốt; nếu ai ai cũng biết nghĩ cho người khác trước tiên, mọi người đều đối xử với người khác bằng sự chân thành, thiện lương và nhẫn nại thì thế giới này sẽ trở nên tốt đẹp hơn, đáng sống hơn. Bởi vậy, nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” của Pháp Luân Công chính là điều mà thế giới và con người chúng ta đang cần!

Cuộc kháng nghị diễn ra chỉ trong vòng 30 giây nhưng sẽ vĩnh viễn đi vào lịch sử của nhân loại như một bài ca đẹp về sự dũng cảm, lòng nhân ái và tinh thần đấu tranh vì chân lí và chính nghĩa.

Hình ảnh người tu luyện Pháp Luân Công tại các quốc gia trên khắp Thế giới (Nguồn: Internet)
Hình ảnh người tu luyện Pháp Luân Công tại các quốc gia trên khắp Thế giới (Nguồn: Internet)

Harry Nguyễn (t/h)

Bài viết liên quan