Cuộc bức hại Pháp Luân Công là một bất công chưa từng có

Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, nhiều người tu luyện đã bị giam giữ, tra tấn, và thậm chí bị giết vì đức tin của họ. Tuy nhiên, toàn bộ quá trình truy tố, xét xử và giam giữ các học viên Pháp Luân Công không có cơ sở pháp lý.

Điều này là vì các học viên Pháp Luân Công không vi phạm luật pháp Trung Quốc. Thay vào đó, tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận là những quyền được hiến pháp Trung Quốc trao cho. Các học viên có quyền nói cho người khác về Pháp Luân Công, nhưng những nỗ lực của họ nhằm nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại bị ĐCSTQ sử dụng như “bằng chứng” để buộc tội họ.

Đây là một sự bất công chưa từng có và là một bi kịch.

Đảng Cộng sản Trung Quốc vi phạm Hiến pháp Trung Quốc

Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước. Quyền tự do tín ngưỡng, ngôn luận, xuất bản, hội họp và các quyền khác mà Hiến pháp Trung Quốc trao cho công dân là thiêng liêng và không thể bị xâm phạm.

Điều 35 của Hiến pháp Trung Quốc quy định: “Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được hưởng quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, diễu hành và biểu tình.”

Điều 36 của Hiến pháp quy định: “Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được hưởng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Không cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hay cá nhân nào được ép buộc công dân tin hoặc không tin vào bất kỳ tôn giáo nào, cũng như không được phân biệt đối xử với công dân tin hoặc không tin vào bất kỳ tôn giáo nào.”

Điều 98 của Luật Lập pháp Trung Quốc quy định: “Hiến pháp có thẩm quyền cao nhất. Không có luật, quy định hành chính, quy định địa phương, quy định tự trị, quy định riêng biệt hay quy tắc nào được trái với Hiến pháp.”

Tu luyện Pháp Luân Công và sản xuất các tài liệu liên quan là hợp pháp

Vì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đàn áp Pháp Luân Công trong hơn 25 năm, nhiều người cho rằng có cơ sở pháp lý cho các hành động của Chính phủ Trung Quốc. Thực tế là ĐCSTQ chỉ tuyên bố rằng Pháp Luân Công là trái phép mà không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào.

Vài tháng sau khi phát động cuộc đàn áp, cựu Lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã được phỏng vấn bởi tờ báo Pháp Le Figaro vào ngày 26 tháng 10 năm 1999. Trong cuộc phỏng vấn, Giang đã gọi Pháp Luân Công là “cult” (tà giáo). Ngày hôm sau, Nhân Dân Nhật Báo, một cơ quan truyền thông chính thức của ĐCSTQ, đã đăng một bài xã luận lặp lại sự bôi nhọ của Giang. Tuy nhiên, Giang không có quyền để đưa ra một tuyên bố như vậy. Các Điều 80 và 81 của Hiến pháp Trung Quốc xác định quyền lực của Chủ tịch Nhà nước. Các hoạt động của Chủ tịch trong phạm vi quyền hạn của mình đại diện cho Nhà nước, trong khi các hoạt động ngoài phạm vi quyền hạn của mình là hành vi cá nhân và không đại diện cho Nhà nước. Trong cuộc phỏng vấn, Giang chỉ thể hiện ý kiến cá nhân của mình và không đại diện cho Nhà nước.

Ngay sau sự cố này, vào ngày 9 tháng 4 năm 2000, một thông báo chung đã được ban hành bởi Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn phòng Hội đồng Nhà nước và Bộ Công an, có tiêu đề “Thông báo của Bộ Công an về một số vấn đề liên quan đến việc xác định và đàn áp các tổ chức tà giáo.” Thông báo này liệt kê 14 tổ chức tà giáo và không bao gồm Pháp Luân Công.

Mười lăm năm sau, vào tháng 6 năm 2014, báo Legal Evening News (báo “Bản tin pháp luật buổi tối” của Trung Quốc) đã công khai nhắc lại thông báo và xác nhận việc phân loại 14 tổ chức này là tà giáo. Điều này càng cho thấy rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công là bất hợp pháp.

Hơn nữa, Lưu Bân Kiệt, Giám đốc Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc, đã ban hành Quyết định số 50 vào ngày 1 tháng 3 năm 2011, “Quyết định của Tổng cục Báo chí và Xuất bản về việc bãi bỏ Lô tài liệu quy phạm lần thứ năm.” Các mục 99 và 100 của quyết định rõ ràng bãi bỏ hai tài liệu được ban hành vào năm 1999: (1) Thông báo về việc khẳng định lại quan điểm về việc xử lý các ấn phẩm của Pháp Luân Công, và (2) Thông báo về việc cấm in ấn phẩm Pháp Luân Công trái phép.

Hội đồng Nhà nước đã công bố lệnh này và đăng tải trong số 28 của Công báo Hội đồng Nhà nước năm 2011. Việc bãi bỏ hai tài liệu này cho thấy sách Pháp Luân Công là hợp pháp tại Trung Quốc.

Đảng Cộng sản Trung Quốc lợi dụng luật pháp để đàn áp Pháp Luân Công

Theo các báo cáo từ Minh Huệ, các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc thường viện dẫn Điều 300 của Bộ luật Hình sự trong việc truy tố các vụ án liên quan đến Pháp Luân Công. Tuy nhiên, điều này là sai.

Điều 300 quy định hai điều kiện tiên quyết phải được đáp ứng để áp dụng luật. Một là bị cáo sử dụng tổ chức tà giáo, và điều thứ hai là bị cáo đã làm suy yếu việc thực thi Pháp luật. Điều đầu tiên không đúng, vì Pháp Luân Công không phải là một tổ chức tà giáo, như đã thảo luận ở trên. Còn về điều kiện thứ hai, các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể cung cấp bằng chứng cho thấy các học viên Pháp Luân Công đã làm suy yếu việc thực thi Pháp luật hoặc gây hại cho xã hội.

Thực tế, công dân bình thường không có khả năng phạm tội như vậy; chỉ có các quan chức Chính phủ mới có thể làm điều đó. Ví dụ bao gồm lạm dụng quyền lực để vượt qua Tháp luật, can thiệp vào các quy trình Tư pháp, hoặc làm suy yếu tính độc lập và công bằng của ngành Tư pháp. Khi Phòng 610 ngoài Pháp luật thao túng Cảnh sát, Viện kiểm sát và các Cơ quan Tư pháp để đàn áp các học viên Pháp Luân Công, đó thực sự là làm suy yếu việc thực thi Pháp luật, và đó là một tội ác.

Các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc thường kết án các học viên Pháp Luân Công vì tội sở hữu hoặc phân phát tài liệu về Pháp Luân Công. Vì việc xuất bản tài liệu về Pháp Luân Công là hợp pháp, như đã thảo luận ở trên, nên các hoạt động của các học viên Pháp Luân Công cũng là hợp pháp.

Tóm lại, việc ngược đãi các học viên Pháp Luân Công một cách tùy tiện vi phạm nguyên tắc “nulla poena sine lege” (tiếng La-tinh nghĩa là: “không có hình phạt nếu pháp luật không quy định”).

Vướng mắc trong cách giải thích Tư pháp của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Một tài liệu tham khảo khác mà các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc thường trích dẫn khi ngược đãi các học viên Pháp Luân Công là việc giải thích pháp lý của Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Điều này là sai lầm vì việc giải thích pháp lý của họ về Điều 300 là không hợp lệ, như thảo luận dưới đây.

Điều 11 của Luật Lập pháp quy định,

“Các vấn đề sau đây chỉ được điều chỉnh bởi Pháp luật:

(4) tội phạm và hình phạt của chúng;

(5) các biện pháp cưỡng chế và hình phạt liên quan đến việc tước đoạt quyền chính trị của công dân và hạn chế tự do cá nhân của họ.”

Hơn nữa, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao không phải là Cơ quan Lập pháp. Họ không có thẩm quyền quy định hành vi nào là bất hợp pháp hay phạm tội. Điều 48 của Luật Lập pháp nêu rõ: “Quyền giải thích Pháp luật thuộc về Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.”

Tuy nhiên, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ban hành một văn bản giải thích Tư pháp quy định rằng một số hành vi nhất định có thể bị truy tố theo Điều 300. Văn bản này không có hiệu lực vì nó vi phạm mục đích Lập pháp và ý định ban đầu của Điều 300. Do đó, nó không thể được sử dụng làm cơ sở để xét xử các vụ án.

Sự phản đối từ bên trong Chính phủ và cộng đồng luật pháp

Do cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân vi phạm Hiến pháp và đi ngược lại lẽ thường, nó đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trên thực tế, sáu trong số bảy Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương lúc bấy giờ không đồng tình với cuộc đàn áp này. Thủ tướng Chu Dung Cơ từng nói trong một cuộc họp của Ban Thường vụ rằng Chính phủ không nên can thiệp vào quyền tự do tín ngưỡng của các học viên Pháp Luân Công và rằng điều đó có lợi cho đất nước.

Kiều Thạch, cựu Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, luôn kiên quyết phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân. Trước khi qua đời vào tháng 6 năm 2015, ông nói rằng có thể ông sẽ không kịp chứng kiến ngày bất công được sửa đổi, nhưng ông vẫn khẳng định lại tuyên bố của mình vào năm 1998 rằng: “Pháp Luân Công có lợi cho đất nước và nhân dân, không gây hại gì.” Ông cũng yêu cầu không cho phép Giang Trạch Dân tham dự lễ tang của mình.

Cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhiều lần đề xuất giải quyết vấn đề này trong thời gian tại nhiệm. Đặc biệt, khi Bộ Chính trị Trung ương tổ chức cuộc họp Ban Thường vụ năm 2012 để thảo luận về cách xử lý vấn đề Bạc Hy Lai, Ôn Gia Bảo một lần nữa đề xuất tận dụng sự kiện Bạc Hy Lai để giải quyết vấn đề Pháp Luân Công. Tuy nhiên, đề xuất này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Chu Vĩnh Khang, một quan chức cấp cao của ĐCSTQ.

Ngoài ra, một số quan chức cấp tỉnh và Bộ trưởng cũng phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công, chẳng hạn như cựu Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô, Trần Hoàn Hữu. Điều này cho thấy ngay trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ luôn có những tiếng nói phản đối cuộc đàn áp và kêu gọi sửa đổi bất công.

Kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu, tính phi pháp của nó đã bị lên án bởi nhiều học giả và Giáo sư danh tiếng trong giới Luật pháp Trung Quốc. Một số người trong số họ đã trực tiếp ra tòa để biện hộ cho sự vô tội của các học viên Pháp Luân Công, như Giáo sư Đằng Bưu, một học giả nổi tiếng tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, và Giáo sư Trương Tại Ninh từ Khoa Luật của Đại học Đông Nam. Trong những năm qua, hơn một trăm Luật sư đã bảo vệ sự vô tội của hơn một nghìn học viên Pháp Luân Công.

Nhiều luật sư khi bào chữa cho các học viên đã khẳng định rằng không có ai trong số những người tham nhũng hoặc phạm tội hình sự là học viên Pháp Luân Công, và rằng các học viên Pháp Luân Công với chuẩn mực đạo đức cao xứng đáng được khen ngợi và tôn trọng. Ngoài ra, họ cũng nhấn mạnh rằng việc sử dụng pháp luật để đàn áp các học viên Pháp Luân Công là một bi kịch, và tất cả những ai tham gia kết án oan sai các học viên vì đức tin của họ sẽ phải chịu trách nhiệm về tội lỗi của mình.

Các biện pháp trừng phạt quốc tế

Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky (còn gọi là Đạo luật Magnitsky Toàn cầu) vào năm 2016, quy định các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân vi phạm nhân quyền đã được xác nhận.

Các đạo luật tương tự cũng đã được thông qua ở các quốc gia khác, bao gồm Canada và Vương quốc Anh. Hiện tại, 28 quốc gia đã ban hành hoặc đang chuẩn bị ban hành Đạo luật Magnitsky, theo đó sẽ từ chối cấp thị thực cho những kẻ vi phạm nhân quyền và đóng băng tài sản của họ ở nước ngoài.

Đồng thời, các nhóm tôn giáo tại Hoa Kỳ, bao gồm cả các học viên Pháp Luân Công, đã được thông báo rằng Chính phủ Mỹ sẽ xem xét chặt chẽ hơn các đơn xin thị thực và từ chối cấp thị thực cho những kẻ đàn áp nhân quyền và tôn giáo, bao gồm cả thị thực nhập cư và thị thực không định cư (chẳng hạn như du lịch, thăm thân, và công tác). Những người đã được cấp thị thực (bao gồm cả thường trú nhân) cũng sẽ bị từ chối nhập cảnh. Các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nói với các học viên Pháp Luân Công rằng họ có thể gửi danh sách những người tham gia đàn áp Pháp Luân Công, bao gồm cả thành viên gia đình và con cái của họ.

Từ những lời ca ngợi đến sự vu khống độc ác

Sử dụng cùng chiến lược như trong các chiến dịch chính trị trước đây, ĐCSTQ đã bịa đặt vô số lời dối trá nhằm biện minh cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Một trong những vụ việc nghiêm trọng nhất là vụ tự thiêu dàn dựng tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, trong đó một số cá nhân giả làm học viên Pháp Luân Công và tự thiêu. Cảnh quay của vụ việc này đã được phát sóng liên tục trong những ngày sau đó – đúng vào dịp sum họp gia đình để đón Tết Nguyên Đán năm đó – nhằm tối đa hóa tác động kích động lòng thù hận.

Tại một hội nghị của Liên Hợp Quốc vào ngày 14 tháng 8 năm 2001, Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) đã ra tuyên bố: “Chúng tôi đã thu thập được một đoạn video về vụ (tự thiêu) và kết luận rằng vụ việc này do Chính phủ dàn dựng.”

Năm 2003, bộ phim tài liệu Ngọn Lửa Giả (False Fire) đã giành được Giải Danh Dự tại Liên hoan Phim và Truyền hình Quốc tế Columbus lần thứ 51. Bộ phim đã hoàn toàn vạch trần tuyên bố của ĐCSTQ rằng vụ tự thiêu có liên quan đến các học viên Pháp Luân Công.

Tuyên truyền sai lệch và đáng lên án của ĐCSTQ trái ngược hoàn toàn với các nghiên cứu và tin tức trước khi cuộc đàn áp bắt đầu. Vào những năm 1990, nhiều tờ báo, Đài Truyền hình và Phát thanh của Trung Quốc đã đưa tin tích cực về Pháp Luân Công, ca ngợi những tác dụng đáng kinh ngạc của môn tu luyện này trong việc nâng cao đạo đức và cải thiện sức khỏe cho người tập.

Năm 1998, Tổng cục Thể thao Nhà nước đã tổ chức các chuyên gia y tế từ Bắc Kinh, Vũ Hán, Đại Liên và tỉnh Quảng Đông tiến hành năm cuộc khảo sát y tế trên gần 35.000 học viên Pháp Luân Công. Kết quả khảo sát cho thấy hiệu quả của việc tu luyện Pháp Luân Công trong việc chữa bệnh và cải thiện sức khỏe đạt tỷ lệ 98%.

Vào nửa cuối năm 1998, Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch đã tổ chức một nhóm quan chức cấp cao tiến hành cuộc điều tra chuyên sâu về Pháp Luân Công trong suốt vài tháng. Nhóm điều tra kết luận rằng Pháp Luân Công có lợi cho đất nước và nhân dân, không gây hại cho ai. Nghiên cứu này có thể đã góp phần khiến Kiều Thạch tiếp tục ủng hộ Pháp Luân Công ngay cả sau khi cuộc đàn áp bắt đầu.

Trong ba thập kỷ kể từ khi Pháp Luân Công được truyền ra công chúng, môn tu luyện này đã được đón nhận ở hơn một trăm quốc gia. Vô số học viên đã chia sẻ rằng nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” của Pháp Luân Công đã truyền cảm hứng giúp họ trở thành những con người tốt hơn. Tuy nhiên, tuyên truyền của ĐCSTQ vẫn tiếp tục kích động lòng thù hận ở Trung Quốc và cả nước ngoài. Cuộc đàn áp càng sớm chấm dứt và sự bất công nghiêm trọng này càng sớm được sửa đổi, thì càng có nhiều người được hưởng lợi từ Pháp Luân Công và tương lai thế giới sẽ càng tươi sáng hơn.

Yến Sơn (Dịch từ bản tiếng Anh: https://rb.gy/brs3a1).

Bài viết liên quan