
Nếu bạn đang không biết mình vốn dĩ là ai, bạn không biết tại sao mình có mặt trên đời…, nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho những điều băn khoăn ấy, có thể bạn sẽ tìm thấy tri kỷ của mình qua lời tâm tình của tác giả Lâm Hoa – một người đã từng sống với tâm trạng như bạn đang sống hiện nay.
“Ta là ai? Vì sao ta có mặt ở trên đời? Chết rồi sẽ đi về đâu?” là những câu hỏi lớn muôn đời của muôn kiếp nhân sinh.
Trong thời đại ngày nay, khi con người, hết thế hệ này đến thế hệ khác, đều bị ảnh hưởng ít nhiều của thuyết tiến hóa, cho rằng tổ tiên của loài người là từ động vật tiến hóa mà thành; đồng thời cũng ảnh hưởng của thuyết vô thần, không tin có Thần có Phật, thì người ta càng ngày càng coi rẻ sinh mệnh con người, càng ngày càng xa rời các giá trị đạo đức chân chính.
Trong Phật Pháp giảng, khi đạo đức của nhân loại bại hoại thì nhân loại sẽ đi đến diệt vong. Vì thế, rất nhiều người khi đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công – đã bừng tỉnh khỏi cơn mê và dấn bước trên con đường tìm về “chân ngã” – tìm về bản nguyên của sinh mệnh, tìm về bản tính Trời sinh của mình. Và họ nhận ra đây là con đường đến với hạnh phúc đích thực của sinh mệnh. Bài thơ “Tìm về chân ngã” của tác giả Lâm Hoa diễn tả lòng biết ơn của một sinh mệnh đang trên hành trình tìm lại chính mình ấy.

TÌM VỀ CHÂN NGÃ
“Tạ ơn Thầy dạy cho con hướng nội Chuyện xảy ra tìm lỗi ở chính mình Mâu thuẫn nào gặp trong cõi nhân sinh Người luôn đúng, bất luận…, người luôn đúng!“
“Tạ ơn Thầy dạy con tu chữ “Chân” Với thế nhân chân thành mà đối đãi Sự tình nào bản thân tu chưa nổi Dám thẳng ngay nhận lỗi để sửa mình!“
“Tạ ơn Thầy dạy con sống Thiện lương Dẫu ở đâu cũng “tiên tha hậu ngã” Lấy Thiện tâm mà nâng niu tất cả Để ngày kia tu xuất được Từ bi!“
“Tạ ơn Thầy dạy con tu chữ “Nhẫn” Tâm bình hòa trước lăng mạ thị phi Thản đãng cười như chẳng có chuyện chi Dẫu ai đó cứ ngang nhiên ngạo ngược!“
“Đường trở về con kiên tâm lặng bước Dòng đời trôi, con lội ngược, bão bùng Ngọn lửa hồng đã thắp ở bên trong Con nhất định sẽ trở về chân ngã.“
Lời thơ mộc mạc nhưng hàm chứa những điều căn bản nhất trong tu luyện Pháp Luân Công. Bốn khổ đầu đều bắt đầu bằng lời tri ân: “Tạ ơn Thầy”. Các câu thơ tiếp theo diễn tả cụ thể hơn về nội hàm của những điều khiến tác giả Lâm Hoa biết ơn Thầy của mình.
Trong khổ thơ đầu, lòng biết ơn của Lâm Hoa bắt nguồn từ điều Thầy dạy cách tu tâm trong tu luyện Pháp Luân Công. Thông thường, khi gặp mâu thuẫn, khó khăn trở ngại, người ta đều tìm nguyên nhân ở bên ngoài, tìm lỗi ở người khác. Người tu luyện Pháp Luân Công được dạy cách hướng nội, tìm lỗi ở chính mình, tìm thấy rồi thì sửa mình để lần sau không lặp lại sai lầm ấy. Mỗi lần hướng nội tìm và tu sửa bản thân là một lần đề cao trong tu luyện. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa người tu luyện và người không tu luyện.
Ba khổ thơ tiếp theo là sự biết ơn bắt nguồn từ việc Thầy đã dạy cho chữ “Chân”, chữ “Thiện”, chữ “Nhẫn”. “Chân-Thiện-Nhẫn” là nguyên lý của vũ trụ, là đặc tính tối cao của vũ trụ. Cốt lõi của tu luyện Pháp Luân Công là việc đồng hóa với nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”. Học viên Pháp Luân Công áp dụng nguyên lý này vào trong cuộc sống hàng ngày để bản thân trở thành người tốt, thành người càng ngày càng tốt, tốt đến mức siêu thường để có thể “đắc Đạo, viên mãn”.
Phật Pháp giảng rằng: “Tu luyện là cực kỳ gian khổ, là nghiêm túc phi thường”. Người tu luyện cần từng bước, từng bước buông bỏ những thứ trái với “Chân-Thiện-Nhẫn” đã ngấm vào xương tủy của mình trong hàng ngàn năm luân hồi qua biết bao nhiêu kiếp. Điều ấy quả thực không dễ chút nào. Tuy nhiên, dẫu biết quá trình trở về với bản nguyên của sinh mệnh là hành trình “lội ngược” dòng, là đối diện với sóng gió “bão bùng”, vô cùng gian nan vất vả, nhưng tác giả Lâm Hoa vẫn “kiên tâm lặng bước”. Bởi “ngọn lửa hồng” của chân lý, của ý nghĩa đích thực của nhân sinh đã thắp sáng, đã chiếu rọi trong thẳm sâu sinh mệnh chị. Nhất định phải trở lại với “chân ngã”, với bản nguyên của sinh mệnh, đã trở thành một quyết tâm không gì lay chuyển nổi.
“Đường trở về con kiên tâm lặng bước Dòng đời trôi, con lội ngược, bão bùng Ngọn lửa hồng đã thắp ở bên trong Con nhất định sẽ trở về chân ngã.“
“Tìm về chân ngã” là sự thăng hoa của một sinh mệnh trong hành trình tu luyện Pháp Luân Công. Đó là trải nghiệm của một người chân tu. Ở tầng sâu hơn, bài thơ là lời ngợi ca sự thiêng liêng, diệu ký và trân quý không thể diễn tả hết được bằng lời của Phật Pháp.
Chúc Quý độc giả đã có cơ duyên “đặt chân” đến “MIỀN TỊNH THỔ”, có cơ duyên được biết Pháp Luân Đại Pháp sẽ không bỏ lỡ cơ duyên vạn cổ của mình!
Tác giả: Thu Vân