
“.. ở Việt Nam, tu luyện Pháp Luân Công là hợp pháp. Dưới đây là một số câu hỏi cụ thể và chi tiết đã được các luật sư Việt Nam giải đáp”.
Pháp Luân Công là một môn khí công tu luyện Phật gia thượng thừa có nguồn gốc cổ xưa được truyền ra tại Trung Quốc từ 5/1992 và hiện đã phổ truyền tới 156 quốc gia trên thế giới bởi những hiệu quả kỳ diệu về tinh thần và sức khỏe đối với con người. Ở Việt Nam có rất nhiều người thực hành tu luyện.
Tuy nhiên, một số người chưa tu luyện băn khoăn, rằng: tập Pháp Luân Công ở Việt Nam có hợp pháp hay không?
Mục lục
Về vấn đề này, tôi xin chia sẻ một số thông tin như sau:
Thứ nhất, Pháp Luân Công là môn tu luyện Chính Pháp chân chính, không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân người tu luyện mà còn có ảnh hưởng tốt tới xã hội về nhiều phương diện. Pháp môn có những quy định đối với người tu luyện.
Trong sách “Đại viên mãn Pháp” – một cuốn sách chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công của Đại sư Lý Hồng Chí – phần “Phụ lục IV: Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cần biết”, viết:
“Hễ là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thì phải nghiêm khắc tuân thủ pháp luật quốc gia của mình; hễ ai có hành vi vi phạm chính sách pháp luật quốc gia, thì đều là điều không được dung nạp trong công đức của Pháp Luân Đại Pháp. [Hành vi] vi phạm cũng như hết thảy những hậu quả đều là do đương sự tự chịu trách nhiệm.”
Người tu luyện Pháp Luân Công đều tuân thủ nghiêm túc quy định này.
Thứ hai, trên thực tế, ở Việt Nam, tu luyện Pháp Luân Công là hợp pháp. Dưới đây là một số câu hỏi cụ thể và chi tiết đã được các luật sư Việt Nam giải đáp.
Các câu hỏi – đáp có trong Video thứ nhất:
- Việc tập Pháp Luân Công ở Việt Nam có hợp pháp hay không? Chủ chương của Nhà nước về vấn đề này như thế nào?
- Một số lực lượng chức năng nói: Pháp Luân Công là một tổ chức không được Nhà nước công nhận. Điều này có đúng không?
- Luyện công ở nơi công cộng có vi phạm quy định về tập trung đông người ở nơi công cộng hay không?
- Ở một số nơi, công an tạm giữ người, tạm giữ phương tiện, khám người, khám phương tiện, khám nơi ở của người tập luyện Pháp Luân Công. Điều này có được phép không?
- Một số lực lượng chức năng cho rằng Pháp Luân Công là “tà đạo”, chia sẻ thông tin về Pháp Luân Công là “truyền đạo trái phép”. Nói như vậy có đúng không?
- Pháp Luân Công là của Trung Quốc, tập luyện có sao không?
Tập Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam – phần 1 (Điều Kỳ Diệu TV)
Các câu hỏi – đáp trong Video thứ hai:
- Chủ trương của Nhà nước về môn Pháp Luân Công? Người dân có được phép tập luyện, phổ biến, giới thiệu về Pháp Luân Công hay không?
- Việc cho, tặng các tài liệu là tờ gấp, tờ rơi, sách, băng đĩa để giới thiệu về Pháp Luân Công có vi phạm pháp luật không?
- Việc một số học viên Pháp Luân Công một số nơi bị đánh, bị sách nhiễu khi đang tập các bài công pháp ở nơi công cộng như công viên… Điều ấy có đúng với pháp luật Việt Nam hay không?
- Có một số trường hợp, cơ quan chức năng khám xét chỗ ở của người tập Pháp Luân Công. Thủ tục khám xét được quy định như thế nào?
- Đối với trường hợp cơ quan chức năng thu giữ các tài liệu về Pháp Luân Công thì người dân có thể làm gì?
- Thế giới đối với Pháp Luân Công như thế nào? Những người đi đầu trong việc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc có bị ảnh hưởng gì không?
Tập Pháp Luân Công có hợp pháp tại Việt Nam – phần 2 (Điều Kỳ Diệu TV).

Tôi hy vọng rằng những giải đáp trên đây của các Luật sư đã có thể giúp Quý độc giả có “duyên phận” hoàn toàn yên tâm bước vào tu luyện. Nếu là người chưa đủ duyên tu thì trên cơ sở hiểu rõ tính hợp pháp của việc tu luyện Pháp Luân Công tại Việt Nam, Quý độc giả sẽ có thái độ đối đãi đúng đắn đối với Pháp Luân Công cũng như với những người tu luyện Pháp Luân Công Việt Nam – tránh việc tạo nghiêp do kỳ thị Phật Pháp, đồng thời có thể đắc được phúc báo từ Phật Pháp.
Tác giả: Thu San