Đây là bài viết tiếp theo của Phần 4 về Chiến dịch đàn áp xuyên quốc gia của ĐCSTQ.
Các học viên ở nước ngoài là mục tiêu của cánh tay dài của Phòng 610. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các đặc vụ sẽ theo dõi, quấy rối và thậm chí tấn công về mặt thể xác các học viên Pháp Luân Công di cư từ Trung Quốc, hoặc công dân địa phương không phải người Trung Quốc tu luyện Pháp Luân Công. Những trường hợp đàn áp xuyên quốc gia này đã được các tổ chức Nhân quyền và cộng đồng học viên Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ, Cộng hòa Séc, Đài Loan, Brazil, Argentina cùng nhiều nơi khác ghi lại đầy đủ.
Mục lục
Freedom House
Kể từ năm 1999, Freedom House đã trở thành một trong những tiếng nói quốc tế nhất quán nhất ủng hộ quyền thực hành đức tin của các học viên Pháp Luân Công mà không sợ bị đàn áp. Năm 2021, Freedom House đã công bố báo cáo “Ngoài tầm nhìn, không ngoài tầm với: Quy mô và phạm vi toàn cầu về đàn áp xuyên quốc gia”. Trong mục về Trung Quốc của báo cáo, Freedom House nêu chi tiết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ thông qua đàn áp xuyên quốc gia ở nước ngoài.
Freedom House chỉ ra rằng chính quyền Trung Quốc tham gia vào “chiến dịch đàn áp xuyên quốc gia tinh vi, toàn cầu và toàn diện nhất trên thế giới”, và trong số các mục tiêu của họ có các học viên Pháp Luân Công.
“Các hoạt động chống Pháp Luân Công do Phòng 610, một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật có nhiệm vụ đàn áp các nhóm tôn giáo bị cấm do Bộ Công an chỉ đạo. Nhưng các quan chức địa phương từ nhiều khu vực khác nhau cũng tham gia vào việc giám sát những người Pháp Luân Công lưu vong khỏi tỉnh của họ. Những tin tặc từ Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) thực hiện các chiến dịch phần mềm gián điệp từ bên trong Trung Quốc”.
Những hành động trả đũa này bao gồm việc quấy rối thường xuyên, và thỉnh thoảng, tấn công thân thể do các thành viên thuộc các phái đoàn Trung Quốc đến thăm hoặc những người đại diện ủng hộ Bắc Kinh thực hiện tại các cuộc biểu tình ở nước ngoài, như trong các trường hợp đã xảy ra từ năm 2014 tại Hoa Kỳ, Cộng hòa Séc, Đài Loan, Brazil và Argentina. Truyền thông và các chương trình văn hóa liên quan đến Pháp Luân Công đã báo cáo những vụ đột nhập đáng ngờ nhắm vào thông tin nhạy cảm, giả mạo phương tiện và gây áp lực từ Chính quyền Trung Quốc buộc các doanh nghiệp địa phương phải cắt quảng cáo hoặc các nghĩa vụ hợp đồng khác với họ.
Báo cáo của Freedom House cũng cho biết các học viên ở Thái Lan đã bị bắt giữ, “bao gồm một người đàn ông Đài Loan tham gia vào các chương trình phát thanh không bị kiểm duyệt tới Trung Quốc và một số trường hợp người tị nạn Trung Quốc được Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) chính thức công nhận.” Các quốc gia ngoài Thái Lan có tình trạng tương tự bao gồm Ấn Độ, Serbia, Malaysia, Ai Cập, Kazakhstan, UAE, Thổ Nhĩ Kỳ và Nepal.
“Vào tháng 10 năm 2017, một học viên Pháp Luân Công đã sống sót sau khi ở trại lao động Trung Quốc và trở thành người cung cấp thông tin cao cấp về các vụ lạm dụng của ĐCSTQ – khi đang lén nhét một lá thư vào đồ trang trí Halloween thì bị giam giữ và sau đó khi đang bí mật quay một bộ phim tài liệu – đã chết vì suy thận đột ngột ở Indonesia. Một số đồng nghiệp cho rằng cái chết của anh ấy là đáng ngờ, nhưng không có cuộc khám nghiệm tử thi nào được thực hiện.”
IRSEM
Vào tháng 10 năm 2021, Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Bộ Lực lượng Vũ trang Pháp (IRSEM) đã công bố một báo cáo dài 646 trang có tiêu đề “Các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc: Thủ đoạn xảo quyệt”. Nghiên cứu này nêu chi tiết về sự xâm nhập và ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với các chính phủ quốc tế trong nhiều lĩnh vực, bao gồm truyền thông, ngoại giao, kinh tế, chính trị, giáo dục, nhóm nghiên cứu và văn hóa.
Theo IRSEM, mục tiêu đầu tiên của ĐCSTQ là bịt miệng các cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, đặc biệt là những người bất đồng chính kiến có quan điểm khác biệt, người Hoa lớn lên ở các quốc gia dân chủ và các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số như Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng. Về việc thực hiện mục tiêu, ĐCSTQ giám sát các tổ chức và cá nhân này bất kể quốc tịch của họ – miễn là họ là người gốc Hoa. Các chiến thuật bao gồm từ thu thập thông tin, xâm nhập, đàn áp, đe dọa, uy hiếp, quấy rối và thậm chí là bạo lực trực tiếp.
Báo cáo đề cập đến 79 trường hợp ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc. Trong đó có những ví dụ cụ thể về cách ĐCSTQ mua chuộc các phương tiện truyền thông Trung Quốc ở nước ngoài và các tổ chức Trung Quốc để phát tán thông tin giả mạo bôi nhọ Pháp Luân Công và kích động lòng thù hận. Ví dụ, ĐCSTQ đe dọa và uy hiếp các học viên Pháp Luân Công thông qua Hiệp hội Học giả và Sinh viên Trung Quốc (CSSA), một tổ chức thường có quan hệ với các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc tại địa phương, các sinh viên Trung Quốc du học ở nước ngoài và những kẻ phá đám trực tuyến.
Bitter Winter
Theo Bitter Winter – một Tạp chí về Tự do Tôn giáo và Nhân quyền, vào ngày 9/7/2021, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên án “việc chỉ định chi nhánh Pháp Luân Công ở khu vực Khakassia ‘cực đoan’” trong một quyết định mà Thẩm phán “hình sự hóa việc thực hành hòa bình đức tin của họ. Chính quyền Nga quấy rối, phạt tiền và bỏ tù các học viên Pháp Luân Công vì những hành động đơn giản như thiền định và sở hữu các các Kinh thư của Pháp Luân Công”. Quyết định này diễn ra sau nhiều năm quan hệ phát triển mật thiết giữa Mát-xcơ-va và Bắc Kinh, đặc biệt là sau khi cả hai chế độ này đều giành được vị trí trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 10 năm 2020.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (DOS) tiếp tục tuyên bố rằng quyết định của Tòa án đối với Pháp Luân Công “là một ví dụ khác về việc Chính quyền Nga dán nhãn các nhóm hòa bình là ‘cực đoan’, ‘khủng bố’ hoặc ‘không mong muốn’ chỉ để kỳ thị những người ủng hộ họ, biện minh cho hành vi ngược đãi đối với họ và hạn chế các hoạt động tôn giáo và dân sự hòa bình của họ. Chính phủ Nga đã làm như vậy đối với một số nhóm, ngoài ra còn đột kích nhà các học viên, giam giữ kéo dài, tuyên án tù quá mức và quấy rối họ vì các hoạt động tôn giáo hòa bình của họ”.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lưu ý rằng đây chỉ là một ví dụ khác về việc Nga sử dụng sai thuật ngữ “cực đoan” như một cách để hạn chế nhân quyền và các quyền tự do cơ bản: “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Nga tôn trọng quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng của tất cả mọi người, bao gồm cả các học viên Pháp Luân Công và các thành viên của các nhóm tôn giáo thiểu số khác ở Nga khi họ chỉ đơn giản tìm cách thực hành đức tin một cách hòa bình.”
Safeguard Defenders
Vào ngày 13/9/2022, Safeguard Defenders – một Tổ chức Phi Chính phủ bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy pháp quyền – đã báo cáo rằng cảnh sát Trung Quốc hiện đang điều hành ít nhất 54 “Trung tâm dịch vụ cảnh sát ở nước ngoài” tại các quốc gia trên thế giới, một số trong đó hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật trong nước để điều hành các hoạt động ở nước ngoài. Chính quyền Trung Quốc đang thực hiện các hoạt động cảnh sát xuyên quốc gia bất hợp pháp này trên khắp các châu lục, nhắm vào những người chỉ trích ĐCSTQ ở nước ngoài để quấy rối, đe dọa gia đình họ ở quê nhà, và sử dụng các kỹ thuật “thuyết phục” để khiến họ quay trở lại.
Tú Nhi (Dịch từ bản tiếng Anh: https://faluninfo.net/transnational-repression/)