Thủ đoạn: Tuyên truyền và sự im lặng của truyền thông

Đây là bài viết tiếp theo của Phần 3 về Chiến dịch đàn áp xuyên quốc gia của ĐCSTQ.

Ngoài những thủ đoạn gián điệp hay gây áp lực về mặt ngoại giao, ĐCSTQ còn lợi dụng các phương tiện truyền thông để dễ dàng lan truyền những thông tin sai lệch về Pháp Luân Công trên phạm vi rộng hơn, đồng thời ngăn chặn những thông tin về sự thật của cuộc đàn áp tại Trung Quốc ra thế giới.

Báo cáo sơ khai hỗn hợp 

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần đầu tiên phát động chiến dịch xóa sổ Pháp Luân Công, nó đã trở thành tiêu đề tin tức trên toàn thế giới. Chỉ riêng năm 1999, Pháp Luân Công đã xuất hiện trên trang bìa của tờ New York Times trong sáu lần khác nhau, trong đó có một câu chuyện nổi bật về một cuộc họp báo bí mật do các học viên Pháp Luân Công tổ chức ở ngoại ô Bắc Kinh.

Trong suốt năm 2000, Tạp chí Phố Wall đã đăng một loạt bài báo điều tra vạch trần việc các học viên Pháp Luân Công thường xuyên bị giam giữ và tra tấn, đôi khi đến chết, trên khắp Trung Quốc. Những bài báo này đã giúp Tạp chí giành được giải Pulitzer cho Báo chí điều tra.

Tuy nhiên, loạt bài của Tạp chí là ngoại lệ. Hầu hết các bài đưa tin ban đầu đều không đi sâu, có lẽ là do thực tế môn tu luyện này không quen thuộc với hầu hết các nhà báo phương Tây. Hơn nữa, nhiều báo cáo tiếp tục dựa trên các tuyên bố của các quan chức ĐCSTQ và các tuyên truyền khác do phương tiện truyền thông Nhà nước Trung Quốc sản xuất. Do đó, nhiều báo cáo của các phương tiện truyền thông phương Tây đã đưa tin về những lời nói dối và câu chuyện sai sự thật của ĐCSTQ về Pháp Luân Công ở một mức độ nào đó.

Tuy nhiên, kể từ năm 2002, các bài đưa tin như vậy đã giảm đáng kể.

Khoảng lặng đáng ngờ

Trong 20 năm qua, đã có một sự im lặng bất thường về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Bên cạnh một bài viết năm 2008 trên tờ New York Times và một số bài viết trong vài năm gần đây đưa tin về tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng, trong suốt 20 năm qua, không có một bài viết đáng kể nào trên bất kỳ hãng tin nào trong số năm hãng tin hàng đầu của Hoa Kỳ về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Sự im lặng này vẫn tiếp diễn mặc dù các báo cáo hàng năm của các nhóm nhân quyền và chính phủ trên khắp thế giới đã ghi nhận hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị chính quyền Trung Quốc giam giữ, bỏ tù, tra tấn hoặc giết hại.

Đồng thời, Trung tâm đã ghi nhận nhiều trường hợp các hãng truyền thông xóa bỏ các câu chuyện về Pháp Luân Công, hủy các cuộc phỏng vấn về Pháp Luân Công, các cuộc họp đáng ngờ giữa các quan chức ĐCSTQ và các nhà lãnh đạo hay nhà xuất bản truyền thông lớn.

Văn bản của ĐCSTQ chỉ đạo thao túng phương tiện truyền thông phương Tây

Một văn bản năm 2017 bị rò rỉ từ Phòng 610, trong đó nêu rõ chiến lược của ĐCSTQ là huy động các nhà báo nước ngoài và phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin về Pháp Luân Công theo cách phù hợp hơn với việc bôi nhọ Pháp Luân Công của Chính quyền Bắc Kinh:

“Bằng cách… bồi dưỡng các lực lượng phi chính phủ, chúng ta có thể chống lại các dị giáo như “Pháp Luân Công”, qua đó huy động những người có ảnh hưởng và thân thiện như các chuyên gia, học giả, nhà báo và các nhà lãnh đạo cộng đồng người Hoa ở nước ngoài lên tiếng. Chúng ta nên nỗ lực để các phương tiện truyền thông nước ngoài có tiếng nói đồng tình với chúng ta [về Pháp Luân Công].”

Trong những năm gần đây, việc thực hiện Chỉ thị này dường như đã tác động rõ rệt đến các báo cáo của phương tiện truyền thông phương Tây, trong đó phản ánh tuyên truyền của ĐCSTQ chống lại Pháp Luân Công. Các cụm từ, lời lẽ dị giáo và ngôn ngữ phỉ báng giống hệt nhau mà phương tiện truyền thông Nhà nước Trung Quốc sử dụng đã được đưa vào một số báo cáo của phương tiện truyền thông phương Tây, và giống như các đối tác Nhà nước Trung Quốc của họ, không quan tâm nhiều đến thực tế. Ví dụ, trong một bài báo của tờ New York Times ngày 24/10/2020, tác giả đã tuyên truyền một tuyên bố sai sự thật rằng Pháp lý của Pháp Luân Công “cấm kết hôn khác chủng tộc”. Tuy nhiên, ngay từ những điều tra cơ bản nhất về các cộng đồng học viên Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới đã chứng minh rằng điều này là sai. Ngược lại, hôn nhân và gia đình khác chủng tộc khá phổ biến.

Nguồn thông tin sai lệch như vậy có thể xuất phát từ các trang web của Chính phủ Trung Quốc bằng tiếng Anh và các nguồn chính thức khác. Những nguồn thông tin này điều chỉnh thông điệp chống Pháp Luân Công của họ theo các câu chuyện có khả năng gây chấn động nhất ở quốc gia sở tại. Khi căng thẳng về chủng tộc gia tăng ở Hoa Kỳ trong những năm gần đây, các trang web Của chính phủ Trung Quốc đã chuyển các cáo buộc “phân biệt chủng tộc” lên đầu các trang tuyên truyền chống Pháp Luân Công.

Cũng đáng lưu ý rằng nhiều công ty truyền thông phương Tây có đa số các chủ sở hữu hoặc công ty mẹ có mối quan hệ kinh doanh mật thiết với Trung Quốc. Ít nhất, điều này thể hiện xung đột lợi ích đáng kể giữa lợi nhuận và việc đưa tin trung thực, công bằng về cuộc khủng hoảng nhân quyền của học viên Pháp Luân Công.

Xem tiếp Phần 5 về Chiến dịch đàn áp này: Nghiên cứu của các bên thứ ba về cuộc đàn áp xuyên quốc gia

Tú Nhi (Dịch từ bản tiếng Anh: https://faluninfo.net/transnational-repression/)

Bài viết liên quan