Đây là bài viết tiếp theo của Phần 2 về Chiến dịch đàn áp xuyên quốc gia của ĐCSTQ.
ĐCSTQ sử dụng sức ép ngoại giao và các kênh chính sách đối ngoại đa phương để hạn chế hoặc cấm Pháp Luân Công ở các quốc gia khác khi Bắc Kinh tìm cách biện minh cho cuộc đàn áp và đối xử tàn bạo của chính mình đối với các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
Mục lục
Hoa Kỳ
Thông qua các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc, Viện Khổng Tử và các sáng kiến của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất, ĐCSTQ đã cố gắng gây sức ép ngoại giao và đe dọa các đại diện của Hoa Kỳ liên quan đến Pháp Luân Công.
Tháng 5/2019: Thị trưởng Plano, Texas nhận được lá thư tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công
Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Houston, ông Lý Cường Dân, đã gửi một lá thư cho Thị trưởng Plano, Texas, lặp lại tuyên truyền chống Pháp Luân Công và nêu lên mối quan ngại của mình về tuyên bố “Ngày Pháp Luân Đại Pháp” mà Thành phố Plano đã ban hành vài ngày trước đó. Sau khi nhận được lá thư này, một quan chức trong Hội đồng Thành phố Plano đã nói với các học viên Pháp Luân Công địa phương rằng họ sẽ không ban hành bất kỳ tuyên bố nào liên quan đến Pháp Luân Công trong tương lai, thay vào đó sẽ chỉ ban hành các tuyên bố về các vấn đề địa phương.
Tháng 2/2018: Một số quan chức Tiểu bang Arizona bị ép không được tham dự sự kiện báo cáo những bằng chứng về hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng
Trước khi Hạ viện Tiểu bang Arizona bỏ phiếu thông qua Nghị quyết HCM2004, lên án hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, một số học viên Pháp Luân Công địa phương đã tổ chức một sự kiện để các chuyên gia và nạn nhân trình bày bằng chứng về hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Họ đã mời tất cả các Thượng nghị sĩ và Đại diện của Tiểu bang. Một Đại diện của Tiểu bang đến dự sự kiện này đã nói với Ban tổ chức rằng một số đồng nghiệp của ông không thể đến vì họ nhận được cuộc gọi từ Lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles, gây sức ép buộc họ không được đến dự sự kiện.
Tháng 9/2017: Thượng viện Tiểu bang California đã gác lại một Nghị quyết về Pháp Luân Công sau khi nhận được một lá thư phản đối từ Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco.
Tháng 5/2016: Lãnh sự quán Trung Quốc gây sức ép buộc các nhà lập pháp tiểu bang Minnesota không được thông qua hai Nghị quyết ủng hộ Pháp Luân Công
Lãnh sự quán Trung Quốc tại Chicago đã gây sức ép buộc các nhà lập pháp tiểu bang Minnesota không được thông qua hai Nghị quyết ủng hộ Pháp Luân Công bằng chuyến thăm cá nhân đến văn phòng của các nhà lập pháp và gửi thư cho họ. Tuy nhiên, hai Nghị quyết cuối cùng vẫn được thông qua bất chấp sự phản đối của Lãnh sự quán Trung Quốc.
Tháng 3/2015: Giám đốc Chương trình song ngữ Trung Quốc gửi thư vu khống Pháp Luân Công
Giám đốc Chương trình song ngữ Trung Quốc (DLI) của Utah thuộc Văn phòng Giáo dục Tiểu bang Utah đã gửi một lá thư đến tất cả các trường DLI, vu khống Pháp Luân Công và yêu cầu họ không tham gia hoặc ủng hộ Shen Yun. Cuối thư, người này đã để lại một số liên lạc của Viện Khổng Tử và một đại diện của Hanban (Văn phòng Hội đồng Ngôn ngữ Trung Quốc Quốc tế) để các trường liên hệ.
2015: Lãnh sự quán ĐCSTQ tại Chicago gây sức ép buộc học viên Pháp Luân Công không được làm bất cứ điều gì liên quan đến Pháp Luân Công và Đài Loan
Một nhân viên của Chủ tịch Ủy ban Thượng viện Tiểu bang Missouri đã nói với các học viên Pháp Luân Công Missouri đang đến thăm văn phòng của họ rằng Lãnh sự quán ĐCSTQ tại Chicago đã gây sức ép buộc họ không được làm bất cứ điều gì liên quan đến Pháp Luân Công và Đài Loan – hai vấn đề mà Chính phủ Trung Quốc coi là nhạy cảm nhất và không thể dung thứ. Thượng viện tiểu bang Missouri cuối cùng đã thông qua Nghị quyết SCR28 vào năm 2018 để lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công và nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc. Hạ viện Missouri đã thông qua Nghị quyết tương tự HCR7 vào năm 2017.
2012: Lá thư vu khống Pháp Luân Công và Shen Yun
Tổng lãnh sự của Lãnh sự quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại San Francisco đã gửi một lá thư cho thành viên Hội đồng Seattle Nick Licata để vu khống Pháp Luân Công và Shen Yun, với hy vọng rằng thành viên Hội đồng này sẽ không gửi tuyên bố hoặc thư chúc mừng Shen Yun.
Một nhân viên của một Đại diện Tiểu bang Missouri đã nhận được một email đe dọa viết đủ thứ điên rồ, kỳ quái từ một người giả danh là một học viên Pháp Luân Công.
2008: Viên chức chính quyền địa phương bị cảnh báo không được làm bất cứ điều gì tốt đẹp cho Pháp Luân Công
Trong nhiều năm, một số viên chức chính quyền địa phương trên khắp California và cả nước đã nhận được thư, điện thoại và thậm chí là các chuyến thăm cá nhân từ các viên chức ngoại giao Trung Quốc cảnh báo họ không được làm bất cứ điều gì tốt đẹp cho Pháp Luân Công – ban hành các tuyên bố ủng hộ, cho phép họ diễu hành, v.v. – vì điều đó có thể gây nguy hiểm cho mối quan hệ Trung-Mỹ.
2007: Đại biểu Quốc hội nhận được lá thư bôi nhọ Pháp Luân Công
Ngay trước buổi biểu diễn khai mạc Holiday Wonders của NTDTV, Đại biểu Quốc hội New York Michael Benjamin đã nhận được một lá thư từ Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại New York. Lá thư vu khống này dựa trên các chiến thuật thường thấy của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để bôi nhọ Pháp Luân Công. Nó gây sức ép với đại biểu quốc hội có “mối quan hệ Trung-Mỹ” để buộc ông không được ủng hộ Holiday Wonders hoặc các chương trình biểu diễn Tết Nguyên đán Trung Quốc theo bất kỳ cách nào. Ít nhất một buổi biểu diễn trong Holiday Wonders mô tả cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
2002: Bài phát biểu bôi nhọ Pháp Luân Công
Vài ngày sau khi bà Condoleezza Rice nhậm chức Cố vấn An ninh Quốc gia vào năm 2001, một cuộc họp với những người đồng cấp Trung Quốc của bà đã nhanh chóng đi chệch hướng. Mong đợi sẽ đề cập đến các chủ đề an ninh quan trọng, Rice và nhóm của bà thay vào đó lại bị tấn công bằng một bài phát biểu được chuẩn bị trước dài 30 phút nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công. Nhóm của Rice cuối cùng đã yêu cầu các viên chức rời khỏi văn phòng của họ.
Tháng 10/1999: Thị trưởng San Antonio, Texas bị cáo buộc gây ra vấn đề
Một ngày sau khi thị trưởng San Antonio, Texas ban hành tuyên bố về Pháp Luân Công, hai viên chức Lãnh sự quán Trung Quốc đã đến văn phòng của ông, cáo buộc thị trưởng gây ra vấn đề và yêu cầu ông rút lại tuyên bố. Họ cũng đưa ra những tuyên bố vu khống về Pháp Luân Công.
Tháng 9/1999: Ông Giang Trạch Dân đưa tài liệu bôi nhọ Pháp Luân Công cho bà Bill Clinton
Lãnh đạo đương thời ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã đích thân trao cho tổng thống Hoa Kỳ khi đó là bà Bill Clinton một tập tài liệu do bộ phận tuyên truyền của ĐCSTQ biên soạn, bôi nhọ Pháp Luân Công nhằm mục đích biện minh cho cuộc đàn áp mới bắt đầu đối với môn tu luyện này.
Iceland
Dưới áp lực của ĐCSTQ, các đại sứ quán Đan Mạch trên khắp thế giới đã từ chối du khách người Hoa và Đài Loan trong toàn bộ thời gian chuyến thăm dự kiến của Giang Trạch Dân tới Iceland từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 6 năm 2002. Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đưa ra một “danh sách đen” cho các sân bay Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc để ngăn chặn những du khách Pháp Luân Công lên các chuyến bay đến Iceland. IcelandAir đã chặn hành khách lên máy bay khi họ trùng tên với những người trong danh sách đen.
Italia
Tháng 8/2022: Bài viết lên án hành vi thu hoạch nội tạng man rợ của chính quyền Trung Quốc
Vào ngày 24/8, tạp chí tuần san Panorama của Ý đã đăng một bài viết lên án hành vi thu hoạch nội tạng man rợ mà Trung Quốc thực hiện với tốc độ nhanh chóng. Vào ngày 28/8, Đại sứ quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) tại Ý đã đăng một bài trả lời trên trang web của mình, cáo buộc Panorama phỉ báng và đạo nhái, bày tỏ “lời lên án gay gắt” của mình.
Họ tuyên bố rằng Trung Quốc dựa trên pháp quyền và luật pháp Trung Quốc cấm bán nội tạng người và thực hiện cấy ghép bất hợp pháp, đồng thời nói thêm rằng tất cả các hoạt động phẫu thuật như vậy đều dựa trên việc hiến tặng nội tạng tự nguyện. Vì vậy, Đại sứ quán tiếp tục, việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức chỉ là một “tin đồn” đã được “tổ chức tà giáo ‘Pháp Luân Công’ và các thế lực chống Trung Quốc khác bịa đặt một cách ngẫu nhiên” để “tạo ra tâm lý bài Trung và lừa dối cộng đồng quốc tế”. Đại sứ quán nói thêm rằng, “Như mọi người đều biết, “Pháp Luân Công” là một giáo phái phản xã hội, phản nhân loại, đã phá hủy vô số gia đình và từ lâu đã bị chính phủ Trung Quốc cấm theo luật pháp của họ”.
Nga
Ở Nga, mối quan hệ chặt chẽ với các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng các quyền của học viên Pháp Luân Công người Nga. Năm 2008, một tòa án khu vực đã tuyên bố một số tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công là “tài liệu cực đoan”. Tòa án Tối cao đã bác bỏ đơn kháng cáo năm 2012 nhằm xóa cuốn Chuyển Pháp Luân khỏi danh sách các tài liệu bị cấm. Các tài liệu này bao gồm: cuốn sách Chuyển Pháp Luân, một báo cáo nghiên cứu nổi bật về nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công và các tờ rơi cho “Cuộc rước đuốc nhân quyền toàn cầu”, một đề án phản đối sự đàn áp trước Thế vận hội Bắc Kinh.
Sau phán quyết của Tòa án Tối cao, bốn học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ tại Vladivostok tại một cửa hàng in địa phương khi họ đang lấy tờ rơi vạch trần cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Một bản sao của cuốn sách chính (Chuyển Pháp Luân) và tất cả các tờ rơi đã bị tịch thu. Cảnh sát trưởng trích dẫn phán quyết của tòa án là lý do chính cho việc bắt giữ.
Châu Đại Dương
New Zealand
Vào ngày 5/5/2015, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Murray McCully đã yêu cầu các đại biểu quốc hội không tham dự lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới (ngày 13/5) để xoa dịu Đại sứ quán Trung Quốc.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao McCully trong email bị rò rỉ gửi cho các đại biểu Quốc hội truyền đạt rằng:
“Đại sứ quán Trung Quốc có thể sẽ theo dõi lượng người tham dự các sự kiện và có thể sẽ phản đối chính thức nếu các bộ trưởng, thành viên Quốc hội hoặc các quan chức khác có mặt. Các phương tiện truyền thông cũng có thể quan tâm đến lượng người tham dự của các bộ trưởng. Do sự nhạy cảm của sự kiện này, lời khuyên của MFAT (Bộ Ngoại giao) là các bộ trưởng và đại biểu quốc hội không nên tham dự các sự kiện Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.”
Giám đốc điều hành của Tổ chức Ân xá Quốc tế Grant Bayldon đã chỉ trích nhánh hành pháp vì “tự kiểm duyệt các đại biểu quốc hội của mình để cố gắng làm hài lòng Trung Quốc.”
Châu Á
Hồng Kông
Từ năm 2001 đến năm 2007, hơn 400 học viên Pháp Luân Công đã bị đưa vào danh sách đen không được nhập cảnh vào Hồng Kông.
Đặc biệt, trước các cuộc biểu tình đòi dân chủ vào tháng 7 năm 2007, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Hồng Kông đã chặn hơn 140 học viên Pháp Luân Công Đài Loan nhập cảnh vào khu vực này. Trong thời gian đó, Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã có được một bản sao của một bản fax do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Hồng Kông gửi đến một hãng hàng không của Hồng Kông.
Đến ngày 1/7, “những người theo Pháp Luân Công sẽ bị coi là những du khách không được chào đón đến Hồng Kông”, bản fax nêu rõ. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đã hứa sẽ cung cấp cho hãng hàng không một danh sách đen những người tu luyện Pháp Luân Công ở Đài Loan sẽ bị từ chối nhập cảnh khi đến Hồng Kông. Các cơ quan quản lý đã yêu cầu không cho những người này lên máy bay từ Đài Loan.
Trên đây chỉ là một số ít trường hợp đáng chú ý về áp lực ngoại giao của ĐCSTQ đối với một số quốc gia được đề cập phía trên. Các nghiên cứu trường hợp được trình bày ở trên không hoàn toàn đại diện hoặc bao gồm vô số trường hợp đã, đang và tiếp tục xảy ra trên toàn thế giới.
Xem tiếp Phần 4 về Chiến dịch đàn áp này: Thủ đoạn Tuyên truyền và bịt miệng giới truyền thông
Tú Nhi (Dịch từ bản tiếng Anh: https://faluninfo.net/transnational-repression/)