Để việc tuyên truyền chống Pháp Luân Công của Chính quyền Trung Quốc có thể làm bão hòa xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tìm cách khiến các quan điểm khác phải im lặng. Nỗ lực này đã được thực hiện thông qua cả kiểm duyệt công khai và kiểm duyệt ngầm.
Kiểm duyệt công khai có nghĩa là cấm tất cả các sách, bài viết, băng ghi âm, video, tờ rơi và các tài liệu có nội dung tích cực về Pháp Luân Công.
Trong ba tháng đầu tiên sau khi chiến dịch chống Pháp Luân Công được phát động vào tháng 7 năm 1999, hơn 21.000.000 cuốn sách liên quan đến Pháp Luân Công đã bị tịch thu. Các hoạt động phá hủy sách diễn ra trên đường phố với quy mô lớn trên toàn thành phố.
Cảnh sát và các thành viên ủy ban khu phố (gián điệp cộng đồng) lục soát nhà cửa và kết quả là hơn 10 triệu cuốn sách Pháp Luân Công đã bị tịch thu kể từ năm 1999.
Tất cả các trang web của Pháp Luân Công, bao gồm cả những trang web có trụ sở ở nước ngoài, đã bị chặn kể từ khi các chiến dịch tấn công trở nên dữ dội; chỉ cần truy cập vào một trong các trang web đó thì có thể khiến một người phải vào tù. Ngay cả các trang web truyền thông nước ngoài chính thống cũng bị chặn vào bất cứ khi nào chúng đăng tải các mục về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Theo CNN, có tới 100.000 cảnh sát Internet được triển khai để theo dõi hoạt động trực tuyến (xem Trung Quốc có tự do Internet?).
Tuy nhiên, thông thường, Chính quyền Trung Quốc không cần phải quay lại kiểm duyệt công khai để bịt miệng các quan điểm bất đồng chính kiến. Nó dựa rất nhiều vào việc kiểm duyệt ngầm; nói cách khác, các nhà báo và biên tập viên trong các tổ chức truyền thông Trung Quốc thực hiện mức độ tự kiểm duyệt cao vì họ đang chịu sự giám sát của Đảng.
Do các chính sách kiểm duyệt, trong gần một thập kỷ, không thể tìm thấy bất kỳ biểu hiện công khai nào để bảo vệ Pháp Luân Công – dù là trong Chính phủ, phương tiện truyền thông hay diễn ngôn học thuật.
Những người lên tiếng bất đồng đều phải chịu rủi ro rất lớn và thường phải trả giá đắt. Chỉ cần đăng một thông báo cũng có thể khiến một người phải vào tù – luật mới coi những hành động như vậy là “phá hoại”. Nhiều cá nhân đã bị kết án nhiều năm tù chỉ vì truy cập vào các website bị cấm của Pháp Luân Công và in các nội dung trong đó. Vào tháng 12 năm 2004, một loạt vụ bắt giữ đã khiến 11 người nữa phải vào tù vì đăng bằng chứng tra tấn lên mạng.
Ví dụ, sau khi luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh viết thư cho các nhà lãnh đạo Đảng kêu gọi họ chấm dứt chiến dịch tra tấn đối với Pháp Luân Công, ông và gia đình đã bị theo dõi, bị ám sát và cuối cùng bị bắt giữ và bị tra tấn (Ông Cao mô tả những thử thách này trong một cuốn sách ông viết trước khi ông biến mất vào năm 2007: Một Trung Quốc công bằng hơn.)
Những gì còn lại đối với người dân Trung Quốc là một cuộc thảo luận ngầm mà trong đó thông tin về các chủ đề nhạy cảm nhất như Pháp Luân Công được thu thập thông qua tờ rơi bất hợp pháp, các cuộc trò chuyện riêng tư và – đối với những người có khả năng kỹ thuật – các trang web bị cấm.
Thu San (Dịch từ bản Tiếng Anh: https://faluninfo.net/censorship/)